Năm 2017, anh Nguyễn Văn T. (Phú Yên) vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp và mua căn nhà cấp 4 tại huyện Hóc Môn với giá 600 triệu đồng thông qua hình thức lập vi bằng, giờ anh rất lo lắng vì việc mua bán này không đúng quy định của pháp luật.
Thực tế, hiện nay tại các thành phố lớn giá bất động sản quá cao; nên nhiều người cũng mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng như anh T.; thậm chí có trường hợp bị kẻ xấu lừa dối để bán nhà đất chưa có Giấy chứng nhận; và họ cũng chung sự lo lắng như anh T.
>>> Xuống tiền mua nhà, hãy lưu ý một số điểm sau (báo laodong.vn)
Mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết: Việc mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng không được pháp luật thừa nhận, do đó người mua nhà đất thông qua hình thức này sẽ gặp nhiều rủi ro và nguy cơ bị thiệt hại rất lớn. Khuyến nghị mọi người không nên mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng để tránh gặp rủi ro và thiệt hại.
Cũng theo Luật sư Hữu, đối với các trường hợp đã lỡ mua; và không may bên mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng gặp rủi ro thì cần có cách xử lý như sau:
Thứ nhất
Thứ nhất, liên hệ với bên bán để ngồi lại trao đổi với họ, nói cho họ biết việc làm đó là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời, thông qua đó, bên mua nhà đất yêu cầu họ hoàn trả lại phần tiền mà mình đã thanh toán; (có thể tính theo mức giá trị hiện tại sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các bên).
Thứ hai
Thứ hai, đối với trường hợp bên bán từ chối hoàn trả lại phần tiền mà bên mua đã trả cho họ khi mua nhà đất thì bên mua có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an (trong trường hợp họ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản) hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu họ trả lại số tiền đó. Trong trường hợp này, bên mua cần thu thập các chứng cứ; (như là vi bằng của Thừa phát lại, các giấy tờ liên quan,…) để cung cấp cho cơ quan công an; Tòa án nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho bên mua.
Đối với các trường hợp đã lỡ mua nhà đất bằng giấy tờ tay; (thông qua hình thức lập vi bằng) xuất phát từ sự tự nguyện; bên bán không lừa dối hay có ý định lừa đảo thì bên mua cần chú ý những nội dung sau đây:
Điều 101 Luật Đất đai
Căn cứ Điều 101 Luật Đất đai và Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP); trường hợp mua nhà đất bằng giấy tờ tay trước ngày 01/01/; mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nếu đảm bảo được các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy chứng nhận:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/.
– Không vi phạm pháp luật về đất đai.
– Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Lưu ý
Lưu ý, khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận với trường hợp này; thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp mua nhà đất bằng giấy tờ tay; không thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì tạm thời chưa được cấp Giấy chứng nhận. Người dân được quyền sử dụng nhà đất đó; đến khi Nhà nước có quy định mới hướng dẫn xử lý.
Tuy nhiên, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký đất đai; theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai năm 2013. Việc đăng ký này sẽ góp phần giảm rủi ro cho bên mua; nếu không may có tranh chấp xảy ra; có thể đây là một trong những cơ sở để chứng minh việc sử dụng đất ổn định lâu dài; không có tranh chấp… nhằm phục vụ cho việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận về sau (nếu có).
Thổ Kim
Xem thêm:
>> Thói quen tốt nâng tầm nhà đầu tư bất động sản
>> Nhà có giấy tờ vi bằng có bán được không?
Chủ đề liên quan: https://yeshouse.com.vn/tin-tuc/