Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xếp hạng cảng biển; và mục tiêu phát triển của từng nhóm, kế hoạch đầu tư trong tương lai là những điểm mới trong lần quy hoạch này.
Xếp hạng cảng biển Việt Nam theo quy hoạch đến năm 2030
Theo đó, các cảng biển được xếp 4 hạng là loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III. Cụ thể, 2 cảng đặc biệt là cửa ngõ quốc tế, trung chuyển; là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
Xếp hạng loại I là các cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực; bao gồm 15 cảng biển Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa; TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Long An và Trà Vinh. Trong đó, các cảng biển có tiềm năng nâng hạng thành cảng biển đặc biệt là Thanh Hóa, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Số lượng cảng loại này chiếm lớn nhất trong hệ thống Cảng biển Việt Nam.
Xếp hạng loại II là cảng biển tổng hợp địa phương, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương; bao gồm 6 cảng biển là Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận; Hậu Giang và Đồng Tháp.
Xếp hạng loại III là 13 cảng biển chuyên dùng – chuyên phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Các điểm nổi bật trong quy hoạch
Quy hoạch Cảng biển Việt Nam đến năm 2030 có một số điểm mới so với các lần quy hoạch trước. Điển hình là tập trung phát triển các cảng trọng điểm, cảng cửa ngõ. Đồng thời xóa dần các cảng nhỏ lẻ nằm trong đất liền, sát khu đô thị không phù hợp phát triển.
Đặc biệt, tập trung phát triển hai khu vực Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn (Hải Phòng); và Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) để trở thành các cảng trung chuyển quốc tế. Hàng hóa được các tàu lớn đưa thẳng đến châu Âu, Mỹ; thay vì tập kết trung chuyển ở nước ngoài như trước.
Trên đây là một số nội dung trong Quy hoạch Cảng biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Bạn đọc có thể theo dõi các tin quy hoạch khác được Yeshouse cập nhật mới nhất tại đây.
Có thể bạn quan tâm: Bình Định: Quy hoạch Khu công nghệ phần mềm rộng 54 ha