Câu chuyện xung quanh chủ trương; kế hoạch không phát triển dự án mới tại khu trung tâm hiện hữu Tp.HCM (Q.1, Q.3) cho đến năm 2020 dường như chưa bớt nóng. Điều này có tác động như thế nào đến thị trường, giá nhà đất ở khu trung tâm?
Chú trọng hoàn thiện dự án dở dang, ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở Tp.HCM giai đoạn 2016 – 2020; tại khu vực trung tâm hiện hữu (Q.1, Q.3); từ nay đến năm 2020 sẽ không phát triển các dự án nhà ở mới.
Theo đó, các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú; tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; hạn chế phát triển các dự án nhà ở mới nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.
Tại các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức, tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; ưu tiên phát triển các dự án nhà ở mới; chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến Metro số 1 tại các quận 2, 9, Thủ Đức) hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.
Đối với khu vực 5 huyện (Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ) tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai; ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn; khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính; phát triển các khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng; khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh; không phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu vực chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương ứng; ưu tiên phát triển dự án nhà ở xã hội.
Vì vậy, giải pháp được TP chú trọng ở giai đoạn này là xây mới; thay thế chung cư cũ hư hỏng xuống cấp; nâng cấp các khu dân cư hiện hữu góp phần chỉnh trang và phát triển đô thị; tiếp tục xây dựng, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông khu vực lân cận thành phố; tạo những khu đô thị vệ tinh làm tiềm lực phát triển kinh tế phía Nam.
Là dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo?
Kế hoạch này nhân rất nhiều ý kiến từ thị trường BĐS; có người cho rằng không nên, cũng có người đồng tình. Vậy đây là một dấu hiệu đáng lo hay đáng mừng khi mà đa số chuyên gia ủng hộ chủ trương này?
Theo nhận định của các chuyên gia, Chủ trương thành phố đề ra có 2 sự tác động. Theo hướng tích cực thì rất tốt cho thị trường và hạ tầng giao thông Tp.HCM. Hạn chế tối đa cao tầng ở trung tâm; cho giãn dân ra các quận; xây dựng khu đô thị và cao ốc cao tầng vệ tinh – nơi có hạ tầng phát triển và đang tiềm năng phát triển. Từ đó, giải quyết được một số vấn đề khá nan giải ở trung tâm thành phố là giảm được sự quá tải về cao ốc, dân số, hạ tầng , giao thông,..
Hầu hết các sản phẩm BĐS khu trung tâm chỉ dành cho 1 số đối tượng giàu có và là sản phẩm cao cấp; chiếm tỉ lệ rất ít trong nhu cầu của số đông. Do vậy, Chủ trương này mặt tích cực nhiều hơn khi việc mở rộng khu vệ tinh; phát triển đồng bộ hạ tầng được xem là bước đi hay của thành phố.
Hạn chế của chủ trương là một số doanh nghiệp ôm đất vàng đang đợi để xây dựng cao ốc hoặc chung cư ở trung tâm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề này không khó để giải quyết, khi sẽ có những chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp này.
Điều cấp bách hơn hiện tại là Thành phố nên có chủ trương phát triển mạnh hạ tầng và kết nối giao thông khu vực Tây Bắc thành phố vì lợi thế quỹ đất trên nền cao thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng để giải quyết được việc giãn dân. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp BĐS mạnh dạn chuyển hướng đầu tư sang các khu vệ tinh xung quanh.
Theo ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse “Hệ lụy dễ thấy nhất có thể là việc tăng giá bán BĐS ở các phân khúc vì nguồn cung mới ngày càng khan hiếm ra thị trường.”
Mặc dù,hạn chế cơ hội sở hữu nhà đất của người dân khu vực trung tâm. Nhưng nhìn xa hơn thì chủ trương này lại tác động tích cực đến khu vực lân cận thành phố; là cơ hội để thị trường khu ven Tp.HCM ; đặc biệt là phía Tây Bắc Sài Gòn bứt phá và cũng cân bằng lực cầu; nguồn cung cũng như đồng bộ hạ tầng khu vực.
Nguồn CafeF