Hàng tồn kho (HTK) là nguyên nhân cốt lõi gây ra khủng hoảng BĐS. Trái phiếu và tín dụng bđs hiện nay. HTK tăng doanh nghiệp gánh nặng chi phí lãi vay. Doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tài chính ngắn hạn. Bằng dòng tiền bán hàng của dự án mới (lấy tiền dự án mới trang trải chung cho hoạt động công ty).
Nguồn tiền để phát triển dự án mới từ huy động trái phiếu. Hoặc (và) tín dụng bank từ tài sản đảm bảo là HTK. Chỉ bằng vài thao tác kỹ thuật tài chính HTK được chuyển thành tài sản trung/dài hạn. Phương pháp này vừa làm đẹp báo cáo tài chính doanh nghiệp làm giảm số liệu HTK và tăng giá trị vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên khi Hàng tồn kho (HTK) chuyển thành tài sản đảm bảo tín dụng hay trái phiếu. Thì chi phí lãi suất tăng theo cấp số cộng. Muốn có nhanh dự án mới để bán cho nhà đầu tư mua tài sản hình thành trong tương lai. Doanh nghiệp tìm cách vận động hành lang. Sai phạm pháp lý bắt đầu xảy ra từ nguyên nhân muốn nhanh, muốn lợi nhuận cao trong quá trình làm thủ tục. Đây là mô thức chung của Bđs Trung Quốc và Việt Nam cũng tương đồng.
Ở các nước phát triển để hạn chế sự đổ vỡ các công ty bất động sản. Luật pháp ngăn chặn HTK bằng cách đánh thuế rất cao HTK sau 2-3 năm sau khi dự án hoàn thành. Tại Trung Quốc và Việt Nam sự đóng góp tăng trưởng GDP là rất lớn từ Bất động sản. Và các ngành nghề liên quan khác nên chính quyền chưa triệt để ngăn chặn nguy cơ này.
Evergrande tập đoàn Bất động sản hàng đầu Trung Quốc đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tiếp theo là Country Garrden khả năng sẽ nối gót. Điểm mấu chốt chung của thị trường Bđs Trung Quốc và Việt Nam giống nhau cùng mô thức: Hàng tồn kho – tín dụng bank – Trái phiếu – Pháp lý – Tài sản hình thành trong tương lai. Tạo nên vòng luẩn quẩn hiện chưa có phương thức tháo gỡ triệt để.
Nghị quyết 33 (BĐS). Thông tư 08 (trái phiếu – này tạm thời ). Thông tư 06 (tín dụng – khả năng chuẩn bị sửa đổi để hỗ trợ tốt nhất) nhằm tháo gỡ khủng hoảng BĐS, trái phiếu, tín dụng BĐS… Vậy nên, có lạc quan như nào thì ít nhất cũng phải từ 3 đến 5 năm nữa khó khăn mới dần tháo gỡ. Trước mắt và giai đoạn tới cần tìm cách kích thích chi tiêu nội địa, gia tăng chất lượng hàng nội địa. Và khuyến khích tiêu dùng nội địa là phương thức hữu hiệu nhất .
Xem thêm: