Nhu cầu thực tế
Thị trường bất động sản hiện đang ngày càng náo nhiệt. Nhu cầu mua bán đất, cùng nhau hợp tác kinh doanh bất động sản. Góp vốn hợp đồng mua đất cũng diễn ra tấp nập. Tuy nhiên, ngoài lợi ích khi hợp tác mua đất. Thì còn có những rủi ro gây thiệt hại ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi không thỏa thuận, thương lượng được với nhau. Hoặc trong hợp đồng không có quy định rõ ràng.
Tranh chấp giải quyết rất phức tạp. Vì khi ký kết hai bên không lường trước hậu quả có thể xảy ra. Thì hợp đồng khi mà các bên có tranh chấp. Sẽ là cơ sở ràng buộc cho các bên giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.
Có thể hiểu hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận bằng văn bản. Được các bên thỏa thuận, ký kết nhằm mục đích để cùng góp vốn hợp tác kinh doanh.
Ví dụ:
Cùng góp tiền vào mua ôtô để chở hàng thuê. Góp tiền cùng mua nhà, đất, hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và có các tài sản gắn liền trên đất. Hoặc tài sản mà nhà nước yêu cầu phải đăng ký về quyền sở hữu thì phải tuân theo mẫu theo quy định. Và phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã phường, thị trấn. Thì phải tuân theo đúng quy định nhằm tránh trường hợp khi giao kết hợp đồng mà xảy ra tranh chấp. Sẽ bị tuyên giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức ảnh hưởng đến quyền và lợi ích có liên quan.
Khi soạn thỏa hợp đồng góp vốn thì các bên nên lập thành văn bản. Hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Và nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận. Nhưng không được trái với các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hình thức giao kết, chữ viết, nội dung giao kết…
1. Nội dung hợp đồng góp vốn
Khi lập và soạn thảo hợp đồng góp vốn thì các bên có thể thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Nhưng cũng phải bao gồm các thông tin nội dung chủ yếu như sau:
+ Trong hợp đồng góp vốn có thể là cá nhân ký kết với cá nhân. Hoặc tổ chức ký với tổ chức phải xác định rõ các đối tượng của hợp đồng.
+ Khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng phải quy định rõ ràng về số lượng và chất lượng trong nội dung hợp đồng.
+ Các bên trong hợp đồng góp vốn phải ghi rõ trong hợp đồng về các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản… Và thỏa thuận về giá rõ ràng nhằm tránh tranh chấp.
+ Các bên phải thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng về thời hạn của hợp đồng, địa điểm cụ thể khi ký kết hợp đồng. Và các phương thức thực hiện hợp đồng góp vốn rõ ràng.
+ Thỏa thuận rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên ghi trong nội dung của hợp đồng
+ Quy định rõ các trách nhiệm trong hợp đồng góp vốn của mỗi bên trong hợp đồng góp vốn
+ Các bên nên thỏa thuận thêm các phương thức để giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không thỏa thuận được với nhau khi thực hiện hợp đồng.
2. Các lưu ý khi ký hợp đồng góp vốn mua đất
Trước khi ký kết hợp. Để các bên có thể yên tâm khi hợp tác kinh doanh cũng như giảm thiểu rủi ro. Bảo vệ và ràng buộc các bên trong quá trình hợp tác góp vốn để có thể thực hiện đúng đối tượng hợp đồng, đúng thỏa thuận, đúng cam kết. Để các bên có thể giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.
Khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất. Thì các bên cần quan tâm đến vấn đề pháp lý đầy đủ và hợp lệ. Để tránh những tranh chấp không đáng có về sau.
Lưu ý thứ nhất:
Các bên nên thỏa thuận rõ ràng lập thành văn bản của những điều khoản trong hợp đồng về mức đóng góp cụ thể của mỗi bên. Phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh doanh trên mặt giấy tờ. Có thể lựa chọn công chứng hợp đồng góp vốn; Khi cùng nhau góp tiền để mua đất để ngăn ngừa rủi ro. Trong hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể ràng buộc các bên; Và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.
Lưu ý thứ hai:
Để cùng góp vốn mua đất. Thì các bên phải thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn. Và quá trình xử lý tài sản mua được. Khai thác giá trị tài sản, quy định cụ thể về phương thức khi chấm dứt việc hợp tác. Để có những lựa chon xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.
Lưu ý thứ ba:
Một lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán đất. Là không phải loại đất nào cũng được phép hay đủ điều kiện để được chuyển nhượng. Góp vốn thì phải đáp ứng các điều kiện; Như là người sử dụng đất không có các tranh chấp đối với mảnh đất này và mảnh đất còn trong thời hạn sử dụng đất. Người sử dụng đất phải có các giấy tờ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Lưu ý thứ tư:
Ngoài ra, một yêu cầu nữa là mảnh đất này không bị dùng để kê biên phát mãi tài sản; Để các bên bảo đảm thi hành án. Vì vậy, để đề phòng những rủi ro; Thì các bên nên thỏa thuận rõ ràng; Là chỉ mua bán những loại đất có đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai; Dân sự và các pháp luật có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.
Lưu ý thứ năm:
Các bên nên thỏa thuận về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; Là từ khi các bên ký vào hợp đồng hay vào thời điểm nào cho phù hợp; Để ràng buộc phát sịnh các quyền và nghĩa vụ pháp lý; Khi hợp đồng có hiệu lực nhằm yêu cầu để các bên thực hiện theo đúng các thỏa thuận; Mà các bên cam kết trong hợp đồng; Để có cơ sở xử lý nếu các bên có vi phạm; Hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã giao kết.
Lưu ý thứ sáu:
Ngoài ra, khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất không thể lường trước rủi ro; Thì các bên nên ghi các quy định để sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng; Để cùng thỏa thuận các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng; Để đề phòng những tình huống mới trong trường hợp bất khả kháng; Trở ngại khách quan; Hoặc liệt kê các rủi ro để có thể tìm ra các giải pháp; Các thiệt hại có thể xảy ra để khắc phục thiệt hại đến mức thấp nhất cho các bên.
Lưu ý thứ bảy:
Một lưu ý hết sức quan trọng không kém là thỏa thuận lựa chon cơ quan giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật. Để khi có tranh chấp thì sẽ lựa chọn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên khi vi phạm hợp đồng .
Kết luận:
Ngoài ra, còn nhiều lưu ý khác sẽ có thể sẽ phát sinh trong hợp đồng góp vốn. Nhưng bản chất của hợp đồng góp vốn này là hợp đồng dân sự thường do các bên góp vốn tự thương lượng. Và dựa trên tình hình thực tế khi giao kết hợp đồng. Nên trong phạm vi của bài viết này; Chúng tôi chỉ có thể nêu một phần nào các vấn đề liên quan việc góp vốn mua đất; Nhằm giảm thiểu phần nào rủi ro; Bảo vệ quyền và các lợi ích cho các bên có liên quan khi giao kết theo hợp đồng theo thỏa thuận; Hoặc theo. quy định của pháp luật.
Bài viết được tư vấn bởi Công ty Luật Dương Gia.
Link bài gốc: https://luatduonggia.vn/hop-dong-gop-von-la-gi-cac-luu-y-khi-ky-hop-dong-gop-von-mua-dat/
Xem thêm:
>> Kinh nghiệm mua đất: Nên chọn đất nền dự án hay đất thổ cư
Quý khách hàng hãy theo dõi Yeshouse trên Facebook để cập nhập thông tin mới nhất.