Mạng lưới đường cao tốc đi qua địa phận TP HCM đến năm 2030

Cụ thể theo quy hoạch đến năm 2030, mạng lưới đường cao tốc sẽ có 5 tuyến nối TP HCM với các tỉnh lân cận. Trong đó, có hai tuyến đã đưa vào khai thác sử dụng là tuyến TP HCM – Trung Lương và TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. 1 tuyến đang thi công là tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành. 2 tuyến chuẩn bị thi công là cao tốc TP HCM – Mộc Bài và cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Đồng thời, thành phố cũng đề ra các giải pháp mang tính đột phá; và xây dựng lộ trình phù hợp nhằm triển khai đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, tính kết nối cao. Từ đó giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Tuyến số 1: Cao tốc TP HCM – Trung Lương

Với tổng chiều dài toàn tuyến dài 40 km, đường nối 20 km; đi qua địa phận TP HCM và 2 tỉnh Tiền Giang, Long An. Tại địa bàn TP HCM, tuyến này có 1,2 km cao tốc và 14 km đường nối. Toàn tuyến có 5 nút giao cắt là Chợ Đệm, Mỹ Yên (đang thi công), Bến Lức, Tân An và Thân Cửu Nghĩa.

Theo quy hoạch mạng lưới đường cao tốc TP HCM đến năm 2030, sẽ nâng cấp, mở rộng quy mô 8 làn xe tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Ngược dòng lịch sử, ngày 16/04/2004, tại huyện Bến Lức (tỉnh Long An), Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát lệnh khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc đầu tiên của miền Nam từ TP HCM đi Trung Lương (tỉnh Tiền Giang).

Tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương chính xe thông xe vào ngày 3 tháng 2 năm 2010 - Mạng lưới đường cao tốc - Yeshouse
Tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương chính xe thông xe vào ngày 3 tháng 2 năm 2010.
Tuyến số 2: Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây

Đưa vào khai thác sử dụng vào ngày 08/2/2015, tuyến TP HCM – Long Thành – Dầu Giây có 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km. Tuyến có điểm đầu là nút giao thông An Phú (thành phố Thủ Đức); và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai).

Thêm nữa, tuyến cao này là một phần của mạng lưới đường cao tốc Bắc Nam. Do vậy, không chỉ kết nối giữa TP HCM với các tỉnh lân cận mà còn kết nối các tỉnh thành ĐBSCL với các tỉnh ĐNB và Tây Nguyên.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai - Mạng lưới đường cao tốc - Yeshouse
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai.
Tuyến số 3: Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Dự án có điểm bắt đầu tại huyện Bến Lức (tỉnh Long An), đi qua các huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ của TP HCM; điểm cuối là huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Tuyến đường sẽ giúp kết nối giữa các tỉnh thành miền Tây và miền Đông thuận tiện hơn. Đồng thời, góp phần giảm áp lực giao thông trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua TP HCM.

Với tổng chiều dài 57 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng vốn đầu tư 31.000 tỷ đồng (thời điểm lập quy hoạch). Tính tới tháng 07/2021, đây là tuyến cao tốc duy nhất trong mạng lưới đường cao tốc đi qua TP HCM đang được xây dựng.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua địa phận TP HCM và các tỉnh Long An, Đồng Nai - Yeshouse
Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua địa phận TP HCM và các tỉnh Long An, Đồng Nai.
Tuyến số 4: Cao tốc TP HCM – Mộc Bài

Tuyến cao tốc TP HCM – Mộc Bài có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,5 km; quy mô 4 làn xe (giai đoạn 1). Tuyến này dự kiến được khởi công trong năm 2021; với tổng vốn đầu tư là 13.614 tỷ đồng (theo thời giá).

Cao tốc TP HCM – Mộc Bài sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, cao tốc sẽ có quy mô 4 làn xe; giai đoạn 2 sẽ được nâng cấp lên từ 6 – 8 làn xe.

 Cao tốc TP HCM - Mộc Bài có tốc độ tối đa 80 - 120 km/h - Yeshouse
Cao tốc TP HCM – Mộc Bài có tốc độ tối đa 80 – 120 km/h.

Khi đưa vào khai thác sử dụng, tuyến cao tốc này cùng các tuyến khác trong mạng lưới đường cao tốc sẽ kết nối các cảng biển, sân bay và các khu kinh tế trọng điểm tới cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Nhờ đó, việc giao thương với các nước như Campuchia, Thái Lan trở nên thuận tiện hơn. Chi phí và thời gian vận chuyển giảm.

Tuyến số 5: Cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

Dự án cao tốc TP HCM – TDM – Chơn Thành có tổng vốn đầu tư 24.150 tỷ đồng (theo thời giá); với tổng chiều dài 69 km. Theo phương án thiết kế, điểm đầu của tuyến tại nút giao Gò Dưa (thành phố Thủ Đức); điểm cuối giao với quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước). Đoạn qua TP HCM dài khoảng 2 km, Bình Dương 60 km và Bình Phước 7 km.

Đây là tuyến dài nhất trong mạng lưới đường cao tốc nối TP HCM với các tỉnh.

Tuyến đường cao tốc TP HCM – TDM – Chơn Thành xây dựng đạt tiêu chuẩn vận tốc thiết kế 100 km/h. Quy mô 4 làn xe với bề rộng mặt đường 17 m, bề rộng cầu 17,5 m. Hình thức đầu tư đối tác công tư, loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Trên đây là toàn bộ nội dung quy hoạch mạng lưới giao thông đường cao tốc đi qua địa phận TP HCM đến năm 2030. Bạn đọc có thể theo dõi Yeshouse trên Facebook cập nhật các bài viết liên quan.

Xem thêm: Quy hoạch đường trên cao TP.HCM tầm nhìn sau năm 2020

Dự án nổi bật

Đất nền Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu
Bán đất Long Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Vị trí: Bên hông chợ Phước Lâm, cách biển Long Hải…
KDC Fullhouse 02
KDC Fullhouse 02 do Yeshouse làm chủ đầu tư. Cập nhập đến tháng 05 năm 2019, toàn bộ dự án…
KDC Fullhouse
KDC Fullhouse do Công ty cô phần Yeshouse làm chủ đầu tư. Tọa lạc trên đại lộ Trần Văn Giàu,…

Theo dõi Yeshouse

Nhận thông tin mới nhất từ thị trường được gửi qua mail hàng tuần
Các dự án của Công ty Yeshouse