Quy hoạch Tỉnh lộ 8 liên kết vùng
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có báo cáo UBND TP về việc nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 8. Tỉnh lộ 8 là tuyến đường quan trọng của huyện Củ Chi (TP.HCM), trải dài từ Khu Công nghiệp Đông Nam (cạnh sông Sài Gòn, cầu Phú Cường của Thủ Dầu Một, Bình Dương) tiếp cận Khu Công nghiệp Tây Bắc (kế thị trấn Củ Chi) kéo dài đến Cụm công nghiệp Đức Hoà – Đức Huệ (Long An). Từ vị trí này của Tỉnh lộ 8, đi theo Quốc lộ 22 có thể đến Cụm Công nghiệp Trảng Bàng (Tây Ninh).
Tỉnh lộ 8 với chức năng liên kết vùng Long An – TP.HCM – Bình Dương – Tây Ninh; thực sự là một dự án mang lại ý nghĩa lớn về giao thông, công nghiệp, thương mại và bất động sản.
Theo quy hoạch của Sở Giao thông vận tải TP, Tỉnh lộ 8 (đoạn từ cầu Thầy Cai đến Tỉnh lộ 9) có tên mới là đường Hà Duy Phiên; có lộ giới 40m và tổng chiều dài lên đến 22,5m. Trước đó, 8,8km Tỉnh lộ 8 đã được nâng cấp, mở rộng. Hiện còn 13,7km đang được nghiên cứu đầu tư để nâng cao khả năng vận tải trong khu vực; dự án dự kiến khởi công vào đầu năm 2019 và bắt đầu lưu thông trong năm 2020.
Phục hồi quy hoạch khu đô thị Tây Bắc TP.HCM
TP.HCM đã có quy hoạch khu đô thị Tây Bắc (bao gồm quận 12, Củ Chi, Hóc Môn) từ những năm 2000 để trở thành khu đô thị vệ tinh đẩy mạnh phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu giãn dân của trung tâm TP. Tuy nhiên, đến nay khu Tây Bắc vẫn chưa đạt mức độ phát triển như mong đợi. Khu Tây Bắc đã bị cạnh tranh vốn đầu tư bởi khu Đông và Đông Nam với dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Hiệp Phước (thuộc quận 7, Nhà Bè).
Chỉ tầm 3 năm trở lại đây; khu Tây Bắc mới được chú trọng đầu tư các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn; đủ để thu hút nguồn vốn vào lĩnh vực bất động sản. Đây là những dấu hiệu báo hiệu sự phát triển đúng tầm trong thời gian tới của khu Tây Bắc. Khu vực này có nhiều ưu điểm có thể phát triển đô thị bền vững như nằm trên vùng đất cao, địa chất ổn định; do đó chi phí cho việc móng cọc, xây dựng sẽ thấp hơn những nơi trũng nước. Tất cả yếu tố này sẽ dẫn đến một hệ quả chung là tốc độ phát triển của khu Tây Bắc về mặt tự nhiên sẽ lợi thế hơn những vùng đất khác.
Sắp tới, khu Tây Bắc cũng có thêm những dự án hạ tầng giao thông trọng điểm mới như cầu đường sắt Bình Lợi, tuyến sông Sài Gòn dẫn từ hạ lưu Củ Chi đến thượng nguồn và nhiều cảng biển dọc theo bờ sông Sài Gòn phía TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Tạo động lực phát triển bất động sản Long An
Nhờ Tỉnh lộ 8, Long An được nối liền với các địa phương có nền kinh tế phát triển của miền Đông Nam bộ là TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh. Trong đó, TP.HCM mạnh cả về công nghiệp, dịch vụ và đô thị; 2 tỉnh còn lại cũng có nhiều ưu điểm về sản xuất công nghiệp. Những đặc điểm và định hướng phát triển của 3 địa phương này có khả năng hỗ trợ rất tốt cho quy hoạch trở thành khu đô thị – công nghiệp của Long An; đặc biệt là huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Giuộc và TP. Tân An. Tỉnh lộ 8 đi qua Cụm Công nghiệp Đức Hoà – Đức Huệ thuộc địa phận huyện Đức Hoà và huyện Đức Huệ (Long An).
Nhờ vậy, huyện Đức Hoà là địa phương hưởng lợi nhiều nhất trong dự án Tỉnh lộ 8. Đây cũng là nơi đang có khá nhiều dự án bất động sản quy mô lớn đang trong quá trình hình thành và phát triển như dự án Metro City của Yeshouse, Everde City, Bella Vista, Cát Tường Phú Hoà, Areca Villa… Trong những dự án này; Metro City được đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều ưu thế về vị trí, quy mô, định hướng phát triển thành phố giáo dục – y tế và các tiện ích. Đây là những đặc điểm phù hợp với xu hướng phát triển đô thị của TP.HCM.
Thu Trang