Trong vài năm trở lại đây; người Nhật liên tục đưa ra những cú áp phe khủng để thâu tóm hàng loạt các dự án bất động sản tại các thành phố lớn; các điểm nóng về du lịch tại Việt Nam. Hiện nay, trên khắp 3 miền; đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM; người Nhật đang dẫn đầu trong làn sóng vốn FDI đổ vào các khu đô thị, dự án bất động sản.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 6 tháng qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 5,54 tỷ USD; chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đối với lĩnh vực bất động sản; việc nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào thị trường này đã có từ rất sớm nhưng chỉ thực sự ồ ạt và tăng mạnh trong những năm gần đây.
Từ năm 2014 đến nay; các nhà đầu tư Nhật Bản liên túc bắt tay với nhiều ông lớn địa ốc trong cả nước để phát triển nhiều dự án khu dân cư hiện đại như Nam Long, An Gia, Tiến Phát, Hòa Bình, Phúc Khang, BRG… Không dừng lại ở đó; các nhà đầu tư Nhật Bản hiện đang dành nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án khách sạn; nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và Phú Quốc. Mới nhất, Công ty bất động sản Nomura trụ sở tại Shinjuku (Tokyo) vừa công bố mua 24% cổ phần cao ốc Sun Wah Tower ngay trung tâm quận 1, TP HCM.
Việc mua bán này được Nomura Real Estate Asia đưa ra bằng thông cáo báo chí trong quý 1.2018. Theo đó, doanh nghiệp cho biết đã thâu tóm thành công 24% cổ phần trong tòa nhà văn phòng Sun Wah Tower trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, TPHCM. Giá trị của thương vụ được bảo mật. Đây là cao ốc văn phòng hạng A đầu tiên Nomura rót vốn đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tòa nhà Sunwah Tower tọa lạc ngay khu vực lõi trung tâm quận 1, TP HCM; quy mô một tầng trệt, 22 tầng nổi; tổng diện tích sử dụng 20.800 m2. Cao ốc được đầu tư xây dựng và khai thác bởi Sun Wah Group; một tập đoàn đa quốc gia chuyên phát triển bất động sản và kinh doanh dịch vụ tài chính.
Ngoài ra, nổi bật nhật của làn sóng đầu tư của người Nhật là dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội; tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh; đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Trước đây, Trung Quốc là điểm đến ưa thích của các nhà đầu từ Nhật; nhưng khi giá nhân công và căng thẳng với Trung Quốc lên cao; từ năm 2013, các công ty Nhật chuyển hướng đầu tư nhiều hơn sang khu vực Đông Nam Á.
Trong xu thế này; thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư không chỉ bởi yếu tố dân số trẻ mà còn ở tốc độ đô thị hóa. Bởi theo World Bank; tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015 đạt 3%; ngang với Thái Lan và cao hơn Indonesia, Singapore và Philippines; giai đoạn 2015-2020 dự kiến là 2,6% và 2020-2025 là 2,2%, cao nhất trong khu vực.
Xem thêm: