Đặt cọc là một hình thức giữ chỗ rất phổ biến trong quá trình trao đổi mua bán dịch vụ hàng hóa và được áp dụng ở nhiều lĩnh vực. Bất động sản cũng không ngoại lệ, nhưng không phải lúc nào cách thức này cũng mang lại lợi ích cho người mua. Vì vậy, bạn cần phải nắm được những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà để tránh rủi ro ngoài ý muốn.
Đặt cọc là gì ?
Theo khoản 1 điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc; là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận cọc một khoản tiền; hoặc vật có giá trị trong một thời hạn nhất định để đảm bảo cho quá trình ký kết hợp đồng kinh doanh.
Hiểu một cách đơn giản thì đặt cọc trong mua bán bất động sản; là việc người mua giao trước cho người bán một tài sản đặt cọc nhất định dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên. Việc này làm cơ sở cho quá trình ký kết giao dịch trong tương lai. Và hợp đồng đặt cọc chính là phiên bản dự trù cho bản hợp đồng mua bán chính thức.
Trên thực tế, Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này. Các chuyên gia nói rằng một trong những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà’ là không nên giao trước quá 20% giá trị bất động sản. Đây là con số trung gian giúp đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên.
Đã có rất nhiều trường hợp; người mua đặt cọc tiền theo đúng thỏa thuận nhưng bên bán lại gây khó dễ. Nếu không tỉnh táo, bạn sẽ bị gài và trở thành người đơn phương chấm dứt hợp đồng xong phải chịu mất toàn bộ số tiền đã cọc.
Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc
Khi đã nắm chắc được những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà sẽ giúp bạn đảm bảo được quyền lợi của cá nhân cũng như tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc.
Hình thức của hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc hoàn toàn có thể viết tay hoặc đánh máy tùy vào điều kiện và hoàn cảnh. Có một điều chắc chắn là cả 2 bên phải ký vào hợp đồng dưới sự chứng kiến của cá nhân hoặc bên thứ 3. Pháp luật cũng không quy định phải công chứng hợp đồng đặt cọc.
Nội dung của bản hợp đồng bao gồm các mục sau
Thông tin của 2 bên mua và bán, phải xác định cẩn thận; và chính xác chủ sở hữu hợp pháp của bên bán. Hãy kiểm tra xem tài sản bất động sản có gắn với quyền thừa kế của vợ; chồng hoặc con cái, đơn vị hay cá nhân nào khác không? Nêu đầy đủ các thông tin về giấy tờ pháp lý, hiện trạng; quy hoạch, tranh chấp có liên quan đến tài sản mua bán
Quyền hạn mà bên bán và mua được hưởng
- Loại tài sản đặt cọc phải có giá trị; cần kê khai rõ ràng loại tài sản và đơn vị tính toán…
- Thông tin về thời hạn đặt cọc phải có: mốc thời gian cọc; tiến độ ký kết và thời gian thanh toán toàn bộ hợp đồng
- Hai bên phải chịu những khoản thuế như nào, cần phải liệt kê chi tiết và rõ ràng
- Các điều khoản ràng buộc là nội dung giao kèo của 2 bên nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng. Bạn cần phải nêu rõ điều kiện hình thức xử lý hay bồi thường đối với từng trường hợp cụ thể.
Luật xử lý tiền đặt cọc
Để hiểu rõ hơn về những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà hãy tra cứu Bộ luật dân sự 2015 để tham khảo. Bởi trong đó ở khoản 2 điều 328 có đề cập đến quy định về 3 trường hợp có thể xảy ra khi đặt cọc tiền mua nhà:
- Trường hợp thứ nhất, nếu hợp đồng đã được ký kết như đã thỏa thuận; thì tiền cọc sẽ được trả lại cho bên mua hoặc trừ thẳng vào giá trị hợp đồng
- Trường hợp thứ hai; nếu bên bán từ chối ký kết sẽ phải trả bên mua toàn bộ tài sản đã đặt cọc; và một khoản đền bù sau khi hết thời gian đặt cọc. Số tiền bồi thường sẽ gần tương đương với giá trị tài sản đặt cọc nếu không có bất kỳ thỏa thuận bên lề.
- Trường hợp thứ ba, nếu bên mua từ chối ký hợp đồng thì sau thời gian đặt cọc; toàn bộ tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên bán. Tuy nhiên, trong hợp đồng đặt cọc có thỏa thuận khác thì buộc 2 bên phải tuân theo những điều khoản đó.
Xem thêm:
>> Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng hơn 38% trong 11 tháng
>> Bí quyết thúc đẩy sự nhạy bén khi đầu tư bất động sản
>> Xuống tiền mua nhà, hãy lưu ý một số điểm sau (báo laodong.vn)
Chủ đề liên quan: https://yeshouse.com.vn/tin-tuc/