Giảm Lãi suất cho vay. Tại kỳ họp bất thường Quốc hội khoá XV sáng ngày 4/1/2022; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa; tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm; cần tập trung giải quyết, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ; giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023.
Cụ thể: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế; phòng, chống dịch bệnh (60 nghìn tỷ đồng); Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng); Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng); Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể về chính sách tài khóa
Cụ thể về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ thực hiện chương trình; theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tổng quy mô giải pháp tài khóa là 291 nghìn tỉ đồng. Về giải pháp tiền tệ, Chính phủ sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng; tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm.
Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; miễn giảm lãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống…
Đánh giá về những tác động của chính sách
Đánh giá về những tác động của chính sách trên; Tờ trình của Chính phủ nêu, bội chi NSNN bình quân năm 2022-2023; có thể tăng thêm khoảng 1,2% GDP mỗi năm; nợ công đến cuối năm 2025 khoảng 49-50% GDP; nợ Chính phủ 45-46% GDP; chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước có thể có năm vượt 25%; áp lực lạm phát…
Ngoài ra, Chính phủ cũng trình Quốc hội xem xét; cho ý kiến về một số chính sách tài khóa; tiền tệ để hỗ trợ Chương trình. Trong đó có việc tăng bội chi NSNN để có nguồn thực hiện Chương trình với tổng số tiền là 240 nghìn tỉ đồng trong 2 năm 2022-2023; trong đó năm 2022 khoảng 102,8 nghìn tỉ đồng, tăng tỉ lệ bội chi NSNN lên 5,08% GDP; (tăng thêm khoảng 1,1% GDP so với dự toán NSNN năm 2022 đã được Quốc hội thông qua).
Tiếp tục miễn, giảm thuế khoảng 64 nghìn tỉ đồng trong năm 2022; và tính vào bội chi NSNN tương ứng. Đề xuất trừ thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản chi ủng hộ; tài trợ hoạt đồng phòng chống dịch.
Chính phủ cũng trình Quốc hội quyết định
Ngoài ra, Chính phủ cũng trình Quốc hội quyết định việc cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19 theo một trong 02 phương án:
Phương án 1: Cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ; tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng; chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công bố hết dịch Covid-19. Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật phải có đầy đủ hóa đơn; chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính.
Phương án 2: Chỉ cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức bằng tiền cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho đến khi cơ quan có thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19.
Xem thêm:
>> Bất động sản 24h: Giá nhà đất tăng cao, xa vời giấc mơ an cư
>> Khu đô thị Eco City Premia Buôn Ma Thuột
>> Mua nhà xã hội rồi đập thông trái phép, cho thuê, ở nhờ hàng trăm căn hộ
>> Xuống tiền mua nhà, hãy lưu ý một số điểm sau (báo laodong.vn)
Chủ đề liên quan: https://yeshouse.com.vn/tin-tuc
Trường Anh