Quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM tầm nhìn sau năm 2023

Theo nội dung quy hoạch đường sắt đô thị, toàn TP.HCM sẽ có 8 tuyến đường sắt đi ngầm (tính luôn đoạn đi trên cao) với tổng chiều dài 169 km, 1 tuyến xe điện mặt đất 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km.

Đây là một phần trong nội dung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2023, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013.

Mục tiêu là xây dựng hệ thống các tuyến đường sắt đô thị, đảm bảo sự kết nối giữa các tuyến đường sắt đô thị với hệ thống giao thông công cộng khác (xe buýt, taxi, giao thông thủy), giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.

Theo cách phân loại phổ biến, đường sắt đô thị là sự kết hợp chủ yếu giữa đường sắt đi ngầm hay tàu điện ngầm (metro), xe điện mặt đất (tramway) và đường sắt một ray hay tàu một ray (monorail). Toàn hệ thống được khởi công từ năm 2012.

Tại TP.HCM, hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch bao gồm cả 3 loại hình vận chuyển kể trên.

Bản đồ tổng quát các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM tầm nhìn sau năm 2020 - Yeshouse
Bản đồ tổng quát các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM tầm nhìn sau năm 2023.

Chú thích màu bản đồ:

  • Tuyến số 1 là màu đỏ, tuyến số 2 có màu vàng, tuyến số 3A có màu xanh dương, tuyến số 3B có màu tím.
  • Tuyến số 4 và 4B có màu xanh lá, tuyến số 5 có màu xanh biển, tuyến số 6 có màu vàng đất.
  • Tuyến tramway số 1 có màu xanh vàng.
  • Các tuyến monorail số 2 và 3 lần lượt có màu hồng và màu nâu.

Mạng lưới tàu điện ngầm (metro)

Cụ thể, quy hoạch xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên; có chức năng nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô (có thể có một số đoạn không đi ngầm).

Tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)

Tuyến dài khoảng 19,7 km, định hướng kéo dài tới Biên Hòa. Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm 2,6 km từ ga Bến Thành đến ga Ba Son. Sau đó đi trên cao 17,1 km theo rạch Văn Thánh, rồi đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội; và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới.

Toàn tuyến số 1 có 14 nhà ga và 1 depot là Depot Long Bình. Trong đó có 3 nhà ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son. Dự án tuyến số 1 đang được xây dựng; và dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại vào năm 2022.

Bản đồ lộ trình tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - Quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM - Yeshouse
Bản đồ lộ trình tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Tuyến số 2 (Củ Chi – Thủ Thiêm)

Toàn tuyến dài khoảng 48 km, gồm 42 nhà ga. Dự án tuyến này được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bến Thành – Tham Lương dài 11,2 km gồm 11 nhà ga.
  • Giai đoạn 2: Bến Thành – Thủ Thiêm và Tham Lương – Bến xe An Sương dài tổng cộng 9,4 km gồm 7 nhà ga.
  • Giai đoạn 3: Bến xe An Sương – Củ Chi dài khoảng 27,4 km gồn 24 nhà ga.

Lộ trình toàn tuyến số 2 như sau: Khu đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi) – quốc lộ 22 – Bến xe An Sương – Trường Chinh – (nhánh vào Depot Tham Lương) – CMT8 – Phạm Hồng Thái – Lê Lai – chợ Bến Thành – Thủ Thiêm (Thành phố Thủ Đức).

Đây là tuyến dài nhất trong quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM tầm nhìn sau năm 2023.

Giai đoạn 1 của tuyến số 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2026 - Yeshouse
Giai đoạn 1 của tuyến số 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2026.
Tuyến số 3A (Bến Thành – Tân Kiên)

Nằm trong hệ thống đường sắt đô thị của TP.HCM, tuyến số 3A có tổng mức đầu tư khoảng 2,8 tỉ USD (theo thời giá). Dự kiến hoàn thành vào năm 2026 với lưu lượng hành khách giai đoạn đầu khai thác là 218.500 hành khách/ngày, mở rộng giai đoạn 2 đến năm 2030 là 408.800 hành khách/ngày và đạt 561.300 khách/ngày vào năm 2050.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn xây dựng:

  • Giai đoạn 1: Bến Thành – Bến xe Miền Tây: dài 10 km và bao gồm 10 nhà ga.
  • Giai đoạn 2: Bến xe Miền Tây – Tân Kiên: dài 9.8 km và bao gồm 7 nhà ga.
Tuyến số 3A có 1 nhà ga đặt tại Khu y tế kỹ thuật cao quận Bình Tân - Quy hoạch đường sắt đô thị - Yeshouse
Tuyến số 3A có 1 nhà ga đặt tại Khu y tế kỹ thuật cao quận Bình Tân.

Theo UBND TP.HCM, tuyến metro số 3A là một trong những tuyến đường sắt đô thị huyết mạch; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn của thành phố.

Sau khi hoàn thành, metro 3A sẽ kết nối trực tiếp với metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tạo thành một hành lang vận chuyển hành khách công cộng hiện đại, xuyên tâm, kết nối khu vực Đông Bắc và Tây Nam của thành phố.

Tuyến số 3B (Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước)

Toàn tuyến 3B dài khoảng 12,1 km. Lộ trình của tuyến đi qua Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước.

Tuyến đường sắt đô thị số 3B kết nối trung tâm Thành phố với khu vực Đông Bắc Thành phố. Trong tương lai sẽ kết nối với thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) dọc theo quốc lộ 13.

Dự án bao gồm 2 giai đoạn xây dựng:

  • Giai đoạn 1: Toàn bộ tuyến số 3B (chiều dài 12,2 km).
  • Giai đoạn 2: Định hướng kéo dài tuyến đến Bình Dương (chiều dài khoảng 23 km).
Các tuyến tàu điện ngầm khác

Nằm trong quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM sau năm 2020 còn có 4 tuyến khác. Cụ thể:

Tuyến số 4 (Thạnh Xuân – Hiệp Phước) dài khoảng 36,2 km. Lộ trình của tuyến có điểm đầu tại Thạnh Xuân – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành – Nguyễn Thái Học – Tôn Đản – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước.

Tuyến đường sắt đô thị số 4 vận chuyển hành khách xuyên tâm dọc theo các khu dân đông đúc nhất của Thành phố, qua khu vực Bến Thành theo trục Bắc Nam; đi qua các quận 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, 3, 1, 4, 7 và huyện Nhà Bè.

Tuyến số 4B (Gia Định – Lăng Cha Cả) dài khoảng 5,2 km. Đây là tuyến nhánh của tuyến số 4; được xây dựng nhằm làm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông tại các tuyến đường ra vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Đây là tuyến ngắn nhất trong quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM.

Tuyến số 5 (Tân Cảng – Bến xe Cần Giuộc) dài khoảng 26 km. Tuyến được kết nối với tuyến số 1 và số 2 tạo thành một hệ thống vận chuyển hành khách trên các tuyến đường có mật độ giao thông cao nhất TP.HCM.

Tuyến số 6 (Phú Lâm – Bà Quẹo) dài khoảng 5,6 km. Là tuyến kết nối giữa tuyến số 2 và số 3A để vận chuyển hành khách từ cửa ngõ các tỉnh thành miền Tây đi khu Tây Bắc Thành phố và sân bay Tân Sơn Nhất.

Mạng lưới xe điện mặt đất (tramway)

Ngoài các tuyến tàu điện ngầm kể trên, theo quy hoạch đường sắt đô thị sau năm 2020, TP.HCM sẽ có 1 tuyến xe điện mặt đất là tuyến tranway số 1 (Ba Son – Bến xe Miền Tây hiện hữu); dài khoảng 12,8 km. Tuyến này được định hướng kéo dài từ Ba Son đến khu vực Bình Quới (quận Bình Thạnh).

Lộ trình toàn tuyến này như sau: Ba Son – Tôn Đức Thắng – Công trường Mê Linh – Võ Văn Kiệt – Lý Chiêu Hoàng – Bến xe Miền Tây hiện hữu; đi qua các quận 1, 5, 6 và Bình Tân.

Tuyến xe điện mặt Ba Son - Bến xe Miền Tây có Depot tại Bến xe Miền Tây - Yeshouse
Tuyến xe điện mặt Ba Son – Bến xe Miền Tây có Depot tại Bến xe Miền Tây.

Đây là tuyến tramway duy nhất trong quy hoạch đường sắt đô thị tại TP.HCM tầm nhìn sau năm 2023.

Mạng lưới tàu một ray (monorail)

Hệ thống đường sắt đô thị thành phố được quy hoạch với 2 tuyến tàu một ray dài khoảng 43,7 km. Cụ thể là tuyến Monorail số 2 và số 3.

Theo đó, sẽ có 3 Depot được xây dựng cho các tuyến này là (1) Bến xe Miền Tây có diện tích khoảng 2,1 ha; (2) Depot trên đường Nguyễn Văn Linh (Depot Phong Phú) có diện tích khoảng 5,9 ha; và (3) Depot đặt tại phường Tân Chánh Hiệp (quận 12) có diện tích khoảng 5,9 ha.

Tuyến Monorail số 2 (Thanh Đa – Nguyễn Văn Linh)

Lộ trình toàn tuyến monorail số 2: Quốc lộ 50 (quận 8) – Nguyễn Văn Linh – Trần Não – Xuân Thủy (thành phố Thủ Đức) – Khu vực Bình Quới Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Tổng chiều dài của tuyến là 27,2 km.

Tuyến monorail số 2 là tuyến đường sắt nhẹ có một đường ray; và là một trong số hai tuyến monorail nằm trong quy hoạch đường sắt đô thị của TP.HCM. Tuyến này dự kiến sẽ thu hút nhiều hành khách vì đi qua nhiều khu vực đông dân cư của thành phố Thủ Đức, quận 7, quận 8, quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh.

Tổng mức đầu tư của tuyến monorail số 2 là 350 triệu USD (thời điểm lập quy hoạch) - Yeshouse
Tổng mức đầu tư của tuyến monorail số 2 là 350 triệu USD (thời điểm lập quy hoạch).
Tuyến Monorail số 3 (Gò Vấp – Tân Chánh Hiệp)

Tuyến tàu điện một ray này sẽ kết nối với tuyến Metro số 4 tại Ngã 6 Gò Vấp, dự báo sẽ thu hút lượng hành khách đi lại rất lớn. Công trình dài 16,5 km, có với Depot rộng gần 6 ha tại phường Tân Chánh Hiệp; hiện đang được triển khai xây dựng.

Lộ trình của tuyến Monorail số 3: Ngã tư (Phan Văn Trị – Nguyễn Oanh) – Phan Văn Trị – Quang Trung – Công viên phần mềm Quang Trung – Tô Ký – nhà ga Tân Chánh Hiệp. Toàn bộ tuyến đi trên cao với tổng mức đầu tư là 400 triệu USD (thời giá năm 2020).

Lộ trình tuyến monorail số 3 đi qua quận 12 và Gò Vấp - Quy hoạch đường sắt đô thị - Yeshouse
Lộ trình tuyến monorail số 3 đi qua quận 12 và Gò Vấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung quy hoạch đường sắt đô thị tại TP.HCM tầm nhìn sau năm 2020. Để cập nhật sớm nhất các bài viết liên quan, bạn đọc có thể theo dõi Yeshouse trên Facebook.

Xem thêm: Quy hoạch khu trung tâm TP.HCM tỷ lệ 1/2000 rộng 930 ha

Dự án nổi bật

Đất nền Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu
Bán đất Long Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Vị trí: Bên hông chợ Phước Lâm, cách biển Long Hải…
KDC Fullhouse 02
KDC Fullhouse 02 do Yeshouse làm chủ đầu tư. Cập nhập đến tháng 05 năm 2019, toàn bộ dự án…
KDC Fullhouse
KDC Fullhouse do Công ty cô phần Yeshouse làm chủ đầu tư. Tọa lạc trên đại lộ Trần Văn Giàu,…

Theo dõi Yeshouse

Nhận thông tin mới nhất từ thị trường được gửi qua mail hàng tuần
Các dự án của Công ty Yeshouse