Hàng loạt tuyến đường ở Tp.HCM ngập úng, nước tràn vào nhà, người dân thi nhau tát nước trong cơn bão số 9. Riêng ở khu vực Tây Bắc người dân hầu như không bị ảnh hưởng bởi bão.
Tình hình ngập lụt do bão số 9 ở Tp.HCM và nguyên nhân
Ngay từ 5 giờ sáng ngày 25/11, do ảnh hưởng của bão số 9, trên địa bàn TP.HCM xuất hiện mưa lớn kéo dài kèm theo hiện tượng sấm chớp, gió giật mạnh gây ngập khắp các quận, huyện.
Đến tối cùng ngày rất nhiều tuyến đường; hẻm nhà dân bị ngập nặng như khu Đông Sài Gòn quận Bình Thạnh, Thủ Đức, 2, 9.
Ở khu nhà giàu Nam Sài Gòn nhiều nhà dân chịu cảnh nước tràn vào nhà, thức cả đêm để tát nước như đường Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), Bình Chánh, Nhà Bè.
Các đường tập trung dân cư đông đúc như Cộng Hòa, Âu Cơ (quận Tân Bình); 3/2, Lý Thường Kiệt (quận 10); Cây Trâm, Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp) cũng chịu chung số phận.
Mưa lớn kéo dài nhiều giờ qua khiến hàng loạt tuyến đường ngập sâu; có nơi ngập từ 0,5 – gần 1 mét, khiến hàng trăm xe chết máy, phải dắt bì bõm.
Ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ; cho biết lượng mưa tính đến chiều tối ở các quận trung tâm rất lớn; cụ thể quận 1 là hơn 200 mm.
TP HCM nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nên dễ bị ngập lụt; do chịu ảnh hưởng của triều cường. Vùng đất thấp chiếm 61% diện tích với gần 7.900 km hệ thống kênh rạch chằng chịt là hệ thống thoát nước. Hướng thoát lũ chính của thành phố là Nam – Đông Nam.
Thêm nữa, toàn bộ khu Nhà Bè, quận 7 – cửa thoát nước chính của Sài Gòn cũng đang bị đô thị hóa mạnh mẽ; mà hệ quả của nó là tình trạng san lấp kênh rạch vô tội vạ.
“Càng mở rộng đô thị hiện đại ở vùng Nam Sài Gòn, Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, tức là đang ngăn đường thoát nước của thành phố”; Giáo sư Lê Huy Bá nói.
Cho thấy biến đổi khí hậu diễn ra không phải một sớm một chiều; nước biển dâng và bão lũ là điều rất khó lường. Những yếu tố gây ngập mỗi khi mưa to hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng bởi bão tại TP HCM được nhiều chuyên gia cho rằng đang được tạo ra chủ yếu bởi hệ lụy của việc sai lầm trong quy hoạch về hướng Nam – Đông Nam trước đây. Và việc dân số tăng quá nhanh gây quá tải. Do vậy, chỉ mới là ảnh hưởng từ áp thấp của bão số 9 mà đã ngập nghiêm trọng như vậy.
Chuyển hướng quy hoạch đúng đắn, người dân đổ về Tây Bắc Sài Gòn
Tây Bắc Sài Gòn với lợi thế quỹ đất trên nền cao thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cho nên toàn bộ nhà dân cũng như các tuyến đường ở khu vực này không bị ngập úng. Bằng chứng dân huyện Củ Chi và vùng lân cận vẫn sinh hoạt bình thường không hề bị bão số 9 cản trở nhịp sống.
Ngày 30/10/2018 vừa qua Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM chọn hướng Tây Bắc để phát triển đô thị hóa. Đây là một trong những chủ trương quy hoạch đúng đắn; góp phần giải quyết được các vấn đề do đô thị hóa quá nhanh trong trung tâm thành phố; đồng thời cũng hạn chế ngập úng trên diện rộng.
Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị khu đô thị Tây Bắc
Các chuyên gia cũng đề xuất hạn chế tối đa quá trình đô thị hóa nhà cao tầng ở vùng Đông Nam thành phố; đưa ra cốt nền xây dựng phù hợp và đề nghị giải pháp đơn giản là nhà, đường, đô thị phải có các mảng xanh hoặc những nơi nước mưa có thể thấm xuống được. Nhờ đó giữ lại được lượng nước đáng kể.
Trận bão số 9 cho thấy tình trạng ngập nước ở TP.HCM đã đến mức báo động, nhiều khu vực người dân phải “đi lánh nạn” mỗi khi mưa lớn; thậm chí phải bán nhà đi nơi khác vì không thể mãi sống chung với ngập. Theo chuyên gia nhân định hướng Tây Bắc sẽ là điểm đến mà đa số người dân lựa chọn; đặc biệt là huyện Củ Chi. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các Nhà đầu tư Bất động sản khu vực này. Các dự án Tây Bắc Sài Gòn hứa hẹn sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới, trong đó đáng chú ý là dự án Metro City, Vingroup 900ha.