Hạ tầng khu vực Tây Sài Gòn đang có những bước phát triển rõ nét trong những tháng đầu năm 2019. Vùng đất này sẽ chiếm vị thế nào trong bối cảnh thị trường BĐS đang bùng nổ như hiện nay.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng
Nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng vào khu Tây Sài Gòn để đón đầu cơ hội khi hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực đang được nâng cao, bất động sản ở đây đang tăng giá từng ngày vì khu Tây Sài Gòn hưởng lợi từ các tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, tuyến metro số 6 Bình Phú kết nối giữa tuyến metro số 3A Bến Thành – bến xe miền Tây tại vòng xoay Phú Lâm và tuyến metro số 2 tại Bà Quẹo hoàn thành.
Ngoài các tuyến metro, TP.HCM cũng chuẩn bị khởi công tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 giúp giao thông khu Tây Sài Gòn kết nối với các quận nội thành và Bình Dương, Đồng Nai, Long An thuận tiện hơn.
Theo các chuyên gia nhận định; tuyến đường vành đai 4 sẽ là tác nhân giúp hạ tầng khu Tây phát triển. Thực tế cho thấy, nơi có hạ tầng giao thông công cộng thuận lợi; nơi đó phát triển rầm rộ, các giá trị Bất động sản tăng cao. Đây không phải là sự phát triển quán tính; mà người ta đã tính toán được lợi nhuận từ các tuyến đường này.
Đồng thời, mở rộng cầu bắc ngang kênh Lương Bèo kết nối từ đường số 40 qua đường Trần Văn Giàu từ 8 lên 16m và cầu đi bộ vượt đường Trần Văn Giàu. Đầu tư các dự án chống ngập và nâng cấp tuyến đường Hồ Học Lãm…Các tuyến cao tốc Trung Lương – TP. HCM, cao tốc Bến Lức, quốc lộ 62, tỉnh lộ 824.
Ngoài ra, tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Sài Gòn xuất hiện mang đến diện mạo mới cho khu vực này như cụm rạp chiếu phim Galaxy; trung tâm thương mại AOEN Mall, siêu thị BigC, siêu thị Coop mart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K, công viên, trường học,… Đặc biệt, lợi thế lớn nhất của khu Tây là có các bệnh viện vệ tinh như Nhi Đồng 3, Chợ Rẫy 2, Khu y tế kỹ thuật cao TP.HCM.
Tiềm năng phát triển
Thực tế trên cho thấy, khu vực phía Tây TP.HCM đang có những bứt phá ấn tượng; thu hút nhiều nhà đầu tư địa ốc đến khai thác, tạo diện mạo mới cho vùng đất này. Các chuyên gia nhận định khu vực phía Tây Sài Gòn có nguồn lao động nhập cư lớn vì phát triển cụm 6 khu công nghiệp lớn; nên nhu cầu nhà ở phân khúc trung bình; giá trị sản phẩm ở ngưỡng trên dưới một tỷ đồng chiếm đa số.
Nếu khu Đông – Nam, nơi chuyên phát triển bất động sản cao cấp phục vụ giới đầu tư và tầng lớp trung lưu trở lên thì thị trường phía Tây Sài Gòn sẽ chiếm ưu thế trong phân khúc đất nền giá rẻ, bình dân; nhưng cũng sẽ không thua kém về sự đa dạng của các sản phẩm này.
Ông Lê Hoàng Châu nói; bất động sản khu Tây đang dần thu hút các nhà đầu tư khi tuyến metro số 2 được dự kiến sẽ sớm khởi động. Các dự án tại đây có tính thanh khoản và sinh lời tương đối tốt.
“Trong tương lai, bất động sản khu Tây Sài Gòn sẽ còn bùng nổ hơn nữa. Khu Tây không chỉ là điểm trung chuyển trong mô hình phát triển đô thị tập trung và đa cực của TP.HCM mà còn là khu đô thị cửa ngõ với những dự án dân cư; hạ tầng kết nối cũng như các tiện ích về y tế, giáo dục và thương mại… Với sự khởi động của tuyến đường sắt đô thị; quy hoạch hợp lý thì bất động sản khu Tây sẽ trở thành đối trọng xứng tầm với khu Nam và cả khu Đông của TP.HCM”, ông Châu nói thêm.
Tiềm năng phát triển ở khu vực phía Tây Sài Gòn còn rất lớn; và thời điểm này chính là cơ hội đầu tư tối ưu cho kế hoạch tài chính hiệu quả.