Nhà đầu tư đang đổ tiền vào chứng khoán, vàng và bất động sản thay vì giữ trong ngân hàng như trước đây. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã thổi bùng lên cơn sốt nhà đất, khiến tình trạng khan hiếm và giá nhà tại nhiều quốc gia đạt mức kỷ lục sau nhiều năm. Bối cảnh này đòi hỏi nhà đầu tư cần tỉnh táo nhận biết mức độ lành mạnh của thị trường bất động sản để có chiến lược đầu tư phù hợp.
Giới trẻ đủ sức mua nhà thay vì đi thuê
Nhu cầu cao đối với những ngôi nhà dành cho khách hàng lần đầu; chủ yếu là người trẻ, là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thị trường bất động sản đang đi đúng hướng. Khi thị trường bất ổn, giới trẻ thường đi thuê thay vì mua nhà. Trong một thị trường lành mạnh, họ sẽ tự tin xuống tiền để sở hữu những ngôi nhà đầu tiên; thường là nhà chung cư có diện tích nhỏ, giá vừa phải, và nằm tại các khu vực ven đô.
Rất ít trường hợp bán tháo và tịch thu nhà
Một thị trường bất động sản lành mạnh sẽ có rất ít các vụ tịch thu nhà do chủ sở hữu không đủ khả năng thanh toán khoản vay thế chấp tại ngân hàng. Đồng thời, cũng có ít chủ nhà buộc phải bán rẻ tài sản để trả nợ; bởi nhiều khách hàng tiềm năng trên thị trường sẽ giúp việc chuyển nhượng căn nhà được thực hiện nhanh chóng với mức giá hợp lý.
Giá chào bán tăng trưởng ổn định
Giá chào bán sẽ tăng vừa phải nhưng bền vững trong một thị trường lành mạnh; thể hiện nhu cầu mua ở thực của người dân cũng như tính thanh khoản của thị trường. Giá chào bán nhà sẽ không tăng vọt một cách không kiểm soát do bị thổi giá hoặc khan hiếm nguồn cung.
Tỷ lệ thế chấp thấp
Tỷ lệ thế chấp có thể là một chỉ số khác cho thấy thị trường nhà ở đang phát triển lành mạnh. Khi thị trường suy thoái, ngân hàng thường tăng lãi suất để bù đắp những thiệt hại từ các vấn đề như nhà bị tịch thu, bán tháo và nợ xấu từ người mua nhà. Lãi suất cao hơn đồng nghĩa với việc người cho vay phải trả nhiều tiền hơn trong khi tốc độ bán nhà chậm hơn, dẫn đến thiệt hại tài chính lớn.
Mặt khác, trong thị trường nhà ở lành mạnh, người mua có xu hướng thanh toán khoản trả trước nhiều hơn và có hồ sơ vay tốt hơn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể đưa ra mức lãi suất thấp hơn vì rủi ro vỡ nợ của khoản vay thế chấp ít hơn nhiều. Điều này giúp kích thích thị trường nhà ở, bởi nhiều người mua sẽ tận dụng khoản tiền dư ra nhờ lãi suất thấp để tái cấp vốn và tiếp tục đầu tư.
Đại lý bất động sản phát triển và tăng cường tuyển dụng
Đây là một dấu hiệu thể hiện sự lành mạnh của thị trường; khi mà cả người mua và người bán đều sử dụng dịch vụ đại lý bất động sản; và các công ty bất động sản phải tuyển thêm nhân sự để đáp ứng. Cơ hội kiếm được những khoản hoa hồng cao ngất ngưởng sẽ thu hút nhiều đại lý mới; và các chuyên gia bất động sản. Ngược lại, thị trường suy thoái khiến thu nhập của các đại lý sụt giảm; người lao động không muốn gia nhập thị trường và các công ty cũng phải cắt giảm nhiều vị trí.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp
Đây là một chỉ số kinh tế – xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường nhà ở. Người lao động có việc làm sẽ có thu nhập để chi tiêu trở lại nền kinh tế; bao gồm cả việc mua nhà. Những người có công việc ổn định sẽ có một khoản tiết kiệm nhất định; để thanh toán các khoản trả trước, họ cũng sẽ đủ điều kiện; và tự tin hơn khi sử dụng các đòn bẩy tài chính. Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao, việc mua nhà trở thành rủi ro lớn đối với cả người mua và thị trường. Khi đó, nhiều người sẽ từ bỏ việc sở hữu nhà và thị trường cho thuê có xu hướng tăng lên.
Ít biển quảng cáo rao bán nhà
Đây là một dấu hiệu trái ngược với quan điểm thường thấy của nhiều người. Bởi trong một thị trường lành mạnh, các ngôi nhà được chuyển nhượng nhanh; và việc niêm yết chúng trên thị trường, bằng các biển quảng cáo chẳng hạn, sẽ kết thúc rất nhanh. Ngược lại, nếu bạn thấy những tấm biển bán nhà xuất hiện nhan nhản quanh khu phố bạn sống; điều đó có thể cho thấy nguồn cung đang dư thừa và thị trường đang trải qua một đợt suy thoái.
Khả năng chi trả cho nhà ở tăng lên
Càng nhiều người có khả năng mua nhà; thị trường càng phát triển lành mạnh và ngược lại. Có nhiều chỉ số để đánh giá khả năng chi trả cho nhà ở của người dân; phổ biến nhất là mức thu nhập hộ gia đình so với giá nhà. Ngoài ra, khi tỷ lệ hộ gia đình có khả năng mua nhà càng cao; thì điều kiện về thu nhập để vay thế chấp càng thấp.
Giá bán cao hơn giá niêm yết
Tỷ lệ giữa giá bán trên giá niêm yết (còn gọi là giá chào bán) càng cao (từ hơn 100% trở lên); thì thị trường càng phát triển lành mạnh. Đó là bởi vì những ngôi nhà được bán với giá bằng hoặc cao hơn giá niêm yết. Tỷ lệ này dưới 100% có thể báo hiệu nhu cầu của người mua nhà đang sụt giảm.
>> Xuống tiền mua nhà, hãy lưu ý một số điểm sau (báo laodong.vn)
Người bán nhà cũng đi mua nhà
Nếu thị trường có nhiều người bán nhà của mình trước khi mua những căn nhà đắt tiền hơn; đó là một dấu hiệu tích cực. Trong một thị trường khó khăn, người bán thường phải đối mặt với các thách thức về kinh tế, tình trạng sa thải hoặc các căng thẳng tài chính khác. Tất cả có thể họ phải bán nhà để giải thoát khỏi các khoản vay thế chấp. Sau khi bán nhà, họ có xu hướng thuê nhà tạm thời để ở thay vì mua nhà. Còn trong thị trường lành mạnh, người bán đủ điều kiện và luôn sẵn sàng để đổi sang một căn nhà có diện tích lớn hơn và giá trị cao hơn ngay sau khi bán căn nhà sở hữu trước đó.
Xem thêm:
>> 5 thắc mắc về thuế đối với cá nhân cho thuê nhà, mặt bằng
>> Kinh tế thế giới 2022: Căng thẳng tín dụng, áp lực giá cả và rủi ro từ đại dịch vẫn tiếp diễn
Chủ đề liên quan: https://yeshouse.com.vn/tin-tuc/
Lam Vy