Cùng Yeshouse tìm hiểu bản đồ quy hoạch Bến Lức với hạ tầng được quy hoạch và phát triển đồng bộ, huyện đang trở thành điểm thu hút dòng vốn nhà đầu tư lớn. Đặc biệt, theo đề án Quy hoạch vùng TP.HCM thì huyện Bến Lức của Long An cũng sẽ là đô thị vệ tinh của thành phố này trong tương lai.
Khái quát về huyện Bến Lức
Là một huyện ở phía Đông tỉnh Long An, Bến Lức có vị trí giáp ranh với TP.HCM, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây. Huyện là khu vực trọng điểm liên kết với đồng bằng sông Cửu Long và cũng là nơi trung gian chuyển tiếp giữa miền Tây và TP.HCM.
Bến Lức cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 km và cách thành phố Tân An (tỉnh lỵ của Long An) khoảng 15 km. Theo thống kê năm 2019, Bến Lức có diện tích 287,86 km2, dân số là 181.660 người, mật độ dân số đạt 631 người/km2.
Thế mạnh của huyện là phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ, thương mại. Hiện nay các khu công nghiệp trên địa bàn đã phủ kín trên 25% diện tích đất tự nhiên.
Ngoài ra, hệ thống hạ tầng cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện, bến xe,…đều được chú trọng đầu tư.
Phạm vi bản đồ quy hoạch Bến Lức
Theo đó, phạm vi bao gồm toàn bộ diện tích của huyện; có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Bình Chánh (TP.HCM).
- Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa (Long An).
- Phía Bắc giáp các huyện Đức Hòa và Đức Huệ của Long An.
- Phía Nam giáp các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và Tân Trụ của Long An.
Quy hoạch: “Phát triển khu đô thị Bến Lức đến năm 2030“
Điểm nổi bật của quy hoạch
Phương án phát triển không gian trong bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2030 với mục tiêu xây dựng từng bước. Cụ thể là từng bước xây dựng khu đô thị mới huyện Bến Lức hoàn chỉnh theo định hướng hệ thống đô thị Việt Nam; phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị – đô thị vùng dọc theo hành lang Quốc lộ 1A.
Đồng thời, tổ chức không gian đô thị gồm các công trình công cộng, dịch vụ – thương mại; du lịch, nghỉ dưỡng; các công trình công nghiệp, nhà ở và một số công trình khác.
Trong đó, nổi bật nhất là quy hoạch “Phát triển khu đô thị Bến Lức đến năm 2030”. Quy hoạch này đã được các ngành chức năng phê duyệt. Chủ đầu tư là UBND huyện và cơ quan nghiên cứu quy hoạch là Trung tâm Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng tỉnh).
Theo đó, diện tích của đô thị Bến Lức khoảng 12.143 ha; bao gồm 1 thị trấn Bến Lức (huyện lỵ) và 8 xã lân cận của thị trấn; có nút giao lên cao tốc TP.HCM – Trung Lương tại đường tỉnh 824 thuộc xã An Thạnh.
Quy hoạch giao thông đường bộ
Quy hoạch hệ thống đường bộ phát triển đồng bộ, liên hoàn. Tuyến huyết mạch hiện hữu là cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Đây là điểm nổi bất được quan tâm trong bản đồ quy hoạch của Bến Lức tầm nhìn đến năm 2030; vì tuyến này là trục chính phát triển cho toàn huyện.
Tuyến Quốc lộ N2 đi qua địa bàn huyện góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh.
Các tuyến tỉnh lộ 830, 832, 835 nối với Quốc lộ 1A tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh. Vì vậy, quá trình giao thương với TP.Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong và ngoài tỉnh được thuận lợi hơn.
Quy hoạch giao thông đường thủy
Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt; hệ thống giao thông đường thủy cũng rất phát triển. Nổi bật là cảng quốc tế BourBon Bến Lức được đưa vào khai thác từ năm 2015.
Với ngành nghề chính được quy hoạch là chế biến, đóng gói và kinh doanh khai thác Cảng, dịch vụ Cảng. Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi tại cảng cũng là các ngành kinh doanh chính nằm trong quy hoạch.
Lời kết
Trên đây là bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức tầm nhìn đến năm 2030 mà bạn đọc có thể tham khảo. Tương lai Bến Lức sẽ là khu đô thị vệ tinh của TP.HCM có nền kinh tế ổn định. Có thể xem đây là khu vực tiềm năng để đầu tư các dự án công nghiệp, thương mại cũng như bất động sản.
Bạn đọc có thể theo dõi Yeshouse trên Facebook để cập nhật sớm nhất các bài viết.
Có thể bạn quan tâm: Thông tin quy hoạch Long An tầm nhìn đến năm 2030 – 2050