Bất động sản công nghiệp đang trở thành điểm sáng của thị trường với tỷ lệ lấp đầy cao kỷ lục, mở ra cơ hội “đón sóng” cho các nhà đầu tư có tiềm lực.
Thời gian qua, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trở nên sôi động hơn với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới.
“Nóng” thị trường miền Nam
Theo báo cáo mà CBRE Việt Nam mới công bố, trong quý III; tỷ lệ lấp đầy bình quân được ghi nhận tại các khu công nghiệp trọng điểm miền Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An) đạt khoảng 84,5%. Đặc biệt, các khu công nghiệp đang hoạt động ở Bình Dương, Đồng Nai; và Long An đều đã đạt tỷ lệ lấp bình quân trên 80%, riêng TP.HCM trên 90%.
Số lượng các khu công nghiệp mới chào thuê đất tại rất hạn chế. Theo ghi nhận của CBRE, 9 tháng đầu năm thị trường trọng điểm miền Nam chỉ có 4 khu công nghiệp mới. Trong đó, TP.HCM và Đồng Nai cùng có 1 khu công nghiệp, tỉnh Long An có 2.
Chính vì khan hiếm nguồn cung nên so với cùng kỳ năm ngoái; mức giá chào thuê đất tại một số khu công nghiệp tại TP.HCM, Đồng Nai và Long An tăng từ 20% đến 30%.
Do một số doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19; nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ như giảm giá thuê; Một số nơi còn cơ cấu lại kỳ hạn thanh toán; và miễn tiền thuê cho các doanh nghiệp mới thiết lập nhà xưởng trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát. Điều này đã giúp bất động sản công nghiệp vẫn thu hút bất chấp dịch bệnh.
Miền Bắc “đua sóng”
Do sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc cùng việc ký kết hiệp định EVFTA; nhu cầu đất công nghiệp tăng tại tất cả các tỉnh thành miền Bắc. Đặc biệt giá thuê của một số khu công nghiệp tại Hải Phòng, Bắc Ninh và Hải Dương tăng từ 20% đến 30% so với năm 2019.
Tổng diện tích đất của các khu công nghiệp tại 5 tỉnh thành phố công nghiệp chính miền Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đạt 13.800ha, với 9.600ha đất công nghiệp cho thuê.
Tỷ lệ lấp đầy trung bình của khu công nghiệp duy trì ở mức tích cực 78%. Trong đó, các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc; và Bắc Ninh đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%. Đặc biệt, phần lớn đất công nghiệp còn trống tại các điểm công nghiệp chính nằm tại Hải Phòng và Hưng Yên.
>> Xuống tiền mua nhà, hãy lưu ý một số điểm sau (báo laodong.vn)
Nhiều dư địa phát triển
Các chuyên gia khẳng định, bất động sản công nghiệp có nhiều dư địa để phát triển; do định hướng xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu. Sự tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực đã thu hút nhiều tập đoàn châu Âu sang kinh doanh.
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia từ Trung Quốc; sang Việt Nam được dự đoán sẽ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu bất động sản công nghiệp trong thời gian tới.
Đặc biệt, sự phát triển mạnh của thương mại điện tử; và các công ty logistics kể từ Covid-19 bùng nổ đã tạo nên nhu cầu lớn về không gian lưu trữ; và mạng lưới phân phối.
Với những yếu tố trên, BĐS công nghiệp tại các tỉnh phía Nam như Long An; và TP Vũng Tàu với lợi thế thuận tiện di chuyển đến cảng Hiệp Phước; và Cái Mép có nhiều tiềm năng phát triển cho nhà đầu tư. Trong khi đó, tại các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng; và Hải Dương được dự kiến sẽ trở thành tâm điểm đầu tư trong tương lai.
Cơ hội đầu tư
Nếu các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn có ý định đầu tư thì nên coi đây là thị trường để đầu tư mang tính chiến lược. Còn các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính hạn chế; có thể lựa chọn đầu tư hệ thống phòng trọ và kios phục vụ cho công nhân. Do nhà máy xây đến đâu, công nhân sẽ được tuyển dụng đến đó; nhu cầu nhà trọ, cửa hàng tạp hóa sẽ tăng cao.
Thực tế, bất động sản công nghiệp phát triển sẽ đem lại tác động tích cực; và trực tiếp đến các thị trường bất động sản khác như nhà ở, văn phòng cho thuê… Bởi các tập đoàn đa quốc gia sẽ đem theo cùng một đội ngũ rất lớn chuyên gia; người lao động. “Sức nóng” của bất động sản công nghiệp còn góp phần phát triển mạnh mẽ giá trị của những lô đất nền, nhà ở trong các khu đô thị thương mại liền kề.
Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc có thể thấy được tầm nhìn về thị trường; cơ hội; dự án phát triển của Bất động sản công nghiệp mà bài viết cung cấp cho bạn đọc. Nếu bạn đọc yêu thích bài viết và muốn tham khảo thêm nhiều bài viết hơn nữa thì có thể dõi theo chuyên mục lời khuyên cho nhà đầu tư của chúng tôi nhé .
Theo Doanh Nhân Việt Nam
Xem thêm:
>> Phân khúc bất động sản nào đáng đầu tư sau dịch?
>> Yếu tố giúp tạo ra lợi nhuận lớn khi đầu tư bất động sản
>> Chăm sóc khách hàng để xây dựng việc kinh doanh bền vững và phát triển
Chủ đề liên quan: https://yeshouse.com.vn/tin-tuc/