Tài sản nhà đất đã tặng cho đòi lại được không? Cách xử lý đòi lại nhà đất đã tặng; cho tặng đất có đòi lại được nếu đáp ứng được các điều kiện.
1. Đất tặng cho bằng lời nói
Hiện nay, tặng cho đất bằng lời nói, bằng miệng diễn ra rất thường xuyên; đặc biệt là trong các gia đình. Tặng cho chỉ qua lời nói mà không bằng văn bản hay hợp đồng thể hiện việc cho tài sản khiến cho việc xử lý gặp nhiều khó khăn khi có vấn đề xảy ra.
Với trường hợp này thì đất đã tặng cho có đòi lại được không? Cho đất không ký kết hợp đồng và chứng thực; sang tên quyền sử dụng đất thì đất vẫn thuộc về bên cho đất.
Vì vậy, để đòi lại đất tặng cho bằng lời nói thì người tặng cho cần có được các giấy tờ chứng minh mình thuộc quyền sở hữu đất đó:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy tờ kèm theo để chứng minh nếu có như giấy thu tiền thuế đất; giấy chứng nhận sử dụng đất tạm thời,…
– Giấy tờ chứng minh việc cho tặng chỉ qua lời nói, chưa có văn bản chứng thực nếu có.
Nếu dẫn đến tranh chấp đất đai; bên tặng cho có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân các cấp; hoặc Ủy ban nhân dân nơi có đất để lấy lại nhà đất bị chiếm đoạt.
Xem thêm: Thừa kế đất chưa có sổ đỏ: Quy định, thủ tục chi tiết
2. Đất đã tặng cho và sang tên
Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Vì vậy, việc tặng cho nhà đất cần phải có hợp đồng tặng cho công chứng và đăng ký chuyển quyền sử dụng đất; và hiệu lực hợp đồng tặng cho bắt đầu khi bất động sản đó được đăng ký.. Nếu đã hoàn tất việc tặng cho và sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tài sản này đã thuộc hoàn toàn về bên được tặng cho; vì vậy đòi lại nhà đất đã tặng cho là không thể.
Tuy nhiên, việc cho tặng đất có đòi lại được không sẽ còn tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng liệu có bất kỳ điều kiện; nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho nào hay không. Điều kiện tặng cho không được vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Điều 462 Bộ luật dân sự 2015, các quy định tặng cho tài sản có điều kiện:
“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, nhà đã cho tặng có đòi lại được không là hoàn toàn có thể; nếu cho tặng tài sản có điều kiện thành lập trong văn bản hợp đồng và chứng minh được người được tặng cho nhà đất vi phạm điều kiện, không thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho (chứng cứ, người làm chứng) thì có thể đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường. Còn nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà không được giao nhà đất thì bên tặng cho cần thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Nếu hợp đồng tặng cho không có điều khoản về điều kiện tặng cho thì để đòi lại đất cần có những giấy tờ; văn bản khác chứng minh có điều kiện tặng cho; có người làm chứng hoặc bằng chứng nào đó thể hiện có điều kiện giữa việc tặng cho tài sản giữa các bên.
Ngoài ra, tài sản tặng cho có lấy lại được không còn có thể phụ thuộc vào việc bạn có chứng minh được hợp đồng tặng cho nhà đất đó vô hiệu hay không, bằng cách:
– Chứng minh hợp đồng không tuân theo quy định như không lập văn bản có công chứng, chứng thực.
– Chứng minh do bị đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép.
Nếu có khởi kiện thì tòa án sẽ thực hiện hòa giải đôi bên đầu tiên. Nếu không thể hòa giải; tòa án sẽ dựa và những sự kiện thực tế cùng luật pháp để ra phán quyết người được tặng cho có vi phạm điều kiện tặng cho hay không.
Trên đây là thông tin các trường hợp đất đã tặng cho có đòi lại được không và cách đòi lại đất để bạn tham khảo có sự giải quyết phù hợp nhất. Tham khảo thêm các thông tin về Tư vấn bất động sản chi tiết trên yeshouse.com.vn.
Thảo Trần
Bạn đọc có thể theo dõi Yeshouse trên trên Facebook để cập nhật sớm nhất các bài viết liên quan.