Đơn giá khái toán, tổng mức đầu tư, dự toán là gì? Cách tính kinh phí khái toán công trình xây dựng cơ bản, lập bản khái toán dự toán xây dựng.
Việc tính giá thành xây dựng khi chuẩn bị xây một ngôi nhà; công trình mới có lẽ là vấn đề được quan tâm nhất. Trong đó, bao gồm các bước tính khái toán và dự toán chi tiết. Để hiểu rõ hơn về giá khái toán là gì? Cách tính khái toán, dự toán hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài sau:
1. Khái toán là gì? Tổng mức đầu tư là gì? – Định nghĩa khái toan dự toán xây dựng
Khái toán kinh phí xây dựng nghĩa là gì? Khái toán công trình xây dựng là ước lượng tổng mức đầu tư; bằng việc nhẩm tính chi phí cần thiết để xây dựng công trình khi chưa có đủ số liệu.
Xem thêm: Cách tính diện tích xây dựng, sàn xây dựng, tim đường, thông thủy
2. Cách tính khái toán xây dựng công trình
Tính khái toán xây nhà dân, nhà xưởng, công trình thường dựa vào số liệu thiết kế cơ sở và kinh nghiệm của nhà thầu. Các nhà thầu theo kinh nghiệm; đã thực hiện các công trình trước đó cho ra được hàm số thống kê tương quan giữa giá và một biến số cụ thể (thường là đơn vị diện tích m2); và áp dụng cho trường hợp xây dựng. Ví dụ như đơn giá xây dựng nhà phố thường là 3 triệu/m2, nhà cao cấp thì khoảng 4 triệu/m2. Tuy nhiên, đơn giá xây dựng thường khác nhau ở nội thành và ngoại tỉnh.
Tính khái toán chi phí xây dựng nhà qua thống kê sẽ có sai số; phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng thống kê. Độ sai lệch giá trị khá cao từ 10-50%.
Ví dụ khái toán nhà dân tính đơn giá trung bình 3 triệu/m2; nhà mái ngói cộng thêm 30-50% giá phần ngói. Cụ thể nhà diện tích 100m2, xây 3 tầng có mái ngói thì giá khái toán như sau:
100 x 3 x 3.000.000 + 100 x 3.000.000 x 1/3 = 1.000.000.000 đ.
3. Kinh nghiệm khái toán sơ bộ tổng mức đầu tư
Cần xác định quy mô xây dựng của dự án theo nhu cầu của khách hàng như bao nhiêu phòng, diện tích thế nào, khu công trình phụ và diện tích của công trình. Nên chú ý đến những nhu cầu trong tương lai như có thêm con, khi con cái lớn,… để phác thảo sơ lược công trình.
Ngoài ra, tính diện tích xây dựng với nguyên tắc không gian sử dụng là 100% diện tích, sân tính 50% diện tích.
Sau đó lập khái toán tổng mức đầu tư, trong đó vật liệu đóng vai trò quan trọng quyết định giá. Những khu vực đất yếu thì tốn thêm chi phí khoan cọc nhồi hoặc đóng cừ.
Chủ sở hữu có thể điều chỉnh giá hợp lý qua việc tăng giảm diện tích xây và có kinh phí đề phòng trượt giá.
4. Dự toán xây dựng là gì? – Định nghĩa khái toán dự toán xây dựng
Lập dự toán xây dựng công trình là gì? Dự toán là cách tính giá xây dựng chính xác nhất, điều quan trọng là phải có đủ hồ sơ thiết kế cụ thể gồm: hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kết cấu, kiến trúc, cấp thoát nước, hệ thống điện, máy tính,…
Kết quả cho ra 3 bảng tính toán:
- Bảng tiên lượng dự toán: gồm khối lượng cụ thể các hạng mục công việc cần thực hiện từ đầu đến khi hoàn thiện công trình. Chẳng hạn có bao nhiêu m2 tường gạch được xây, số lượng khối bê tông sàn, cột,…
- Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: trong bảng liệt kê số lượng và giá các vật tư xây dựng theo giá thị trường, như bao nhiêu gạch, thép và giá tiền mỗi loại.
- Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: bảng kết quả dự toán cuối cùng sai số không quá 5%, ghi cụ thể chi phí vật liệu, nhân công và những chi phí khác.
Tác dụng của bảng báo giá dự toán chi tiết:
– Khi có hồ sơ thiết kế thì sẽ lập được bảng dự toán công trình, từ đó có tiến độ thi công cụ thể.
– Theo hồ sơ thiết kế có thể bóc tách khối lượng vật tư chuẩn với thực tế.
– Phân tích được chủng loại, khối lượng và giá các hạng mục để tránh phát sinh chi phí, giúp chủ sở hữu hay nhà đầu tư theo dõi được trong quá trình thi công.
– Đây cũng là cơ sở để chủ đầu tư ký hợp đồng bởi một bảng khái toán theo m2 chung chung chưa đủ cơ sở để đồng ý ký hợp đồng, hoặc thay đổi số lượng vật tư, nhãn hiệu sao cho phù hợp, còn nhà thầu thể hiện được có đủ năng lực, uy tín và sự minh bạch trong khi xây dựng không.
Tham khảo tải mẫu bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng nhà cấp 4 dowload tại đây.
So sánh khái toán, dự toán xây dựng
– Để so sánh khái toán và dự toán thì:
Bảng khái toán tạo ra trong thời gian ngắn vì thường dựa theo m2 trên giấy phép xây dựng trong khi đó mất rất nhiều thời gian, năng lực và kinh nghiệm của kỹ sư để hoàn thành bảng dự toán chi tiết. Khái toán thực hiện ngay giai đoạn chuẩn bị dự án còn dự toán xác định trong giai đoạn thực hiện.
– Nội dung thực hiện của khái toán và dự toán cũng khác nhau:
+ Khái toán: gồm chi phí xây dựng, thiết bị, đầu tư xây dựng, chi phí quản lý, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Dự toán: gồm chi phí xây dựng, thiết bị, tư vấn, quản lý và dự phòng.
– Dữ liệu xác định:
+ Từ khối lượng thiết kế, vốn đầu tư, chỉ số giá và dữ liệu công trình tổng hợp sẽ xác định khái toán, vì vậy độ chính xác không bằng dự toán.
+ Từ khối lượng thiết kế, chỉ số giá và dữ liệu công trình chi tiết sẽ xác định dự toán.
Tùy vào việc mức độ chấp nhận sai số để chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư chọn phương pháp tính khái toán nhanh đơn giản hơn nhưng độ sai số cao hơn tính dự toán chi tiết. Bạn có thể cập nhật thêm nhiều thông tin xây dựng nhà ở cụ thể nhất trên yeshouse.com.vn.
Thảo Trần
Bạn đọc có thể theo dõi Yeshouse trên trên Facebook để cập nhật sớm nhất các bài viết liên quan.