Thuê mặt bằng kinh doanh – là một vấn đề không hề dễ dàng bởi tìm được chỗ thuê tốt đã khó, có khi còn gặp nhiều rắc rối về hợp đồng nếu không chú ý những điều sau!
>>> Xuống tiền mua nhà, hãy lưu ý một số điểm sau (báo laodong.vn)
1 – Kiểm tra chi tiết những thông tin cơ bản
Trong vấn đề ký kết hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, dù là thuê từ người quen hay người lạ thì bạn cũng cần đọc kỹ hợp đồng và chú ý đến những thông tin cơ bản như:
Số 1 – Tiền đặt cọc
Đây là thông tin khá quan trọng mà bạn nên chú ý đầu tiên để tránh; “tiền mất tật mang” khi đi thuê mặt bằng kinh doanh. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu cọc trước 3 đến 6 tháng; tiền thuê mặt bằng và sẽ trả lại sau khi kết thúc hợp đồng.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận bằng miệng hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý nếu xảy ra tranh chấp cho nên bạn cần chú ý kỹ trong hợp đồng có ghi rõ chủ nhà sẽ hoàn trả toàn bộ tiền cọc cho bạn khi hết hạn hợp đồng hay không và các điều khoản liên quan khiến việc hoàn trả tiền cọc bị hủy bỏ hoặc chỉ trả theo tỷ lệ cụ thể.
Số 2 – Giá thuê hàng tháng
Bạn nên xem kỹ trong hợp đồng; có ghi cụ thể giá thuê mặt bằng kinh doanh hằng tháng hay không; và khi tăng giá thì phải báo trước bao nhiêu tháng để tránh tình trạng lúc thỏa thuận; thì đưa ra một giá còn khi ghi vào hợp đồng thì lại tăng giá vì nhiều lý do.
Đặc biệt, bạn nên chú ý xem xét mức giá đó có bao gồm tiền điện nước hay chưa; và tiền điện nước bạn sẽ trả trực tiếp cho nhân viên thu phí hay phải gửi qua cho chủ nhà. Nếu gửi qua người cho thuê nhà thì họ phải có trách nhiệm đóng đầy đủ để không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.
Và trường hợp mất điện nước do chủ nhà không đóng tiền đầy đủ thì sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ra sao… tất cả đều phải được ghi rõ trong hợp đồng.
Số 3 – Diện tích thuê
Bạn nên đến tận nơi xem xét; và đo đạc cụ thể mặt bằng kinh doanh để tránh bị chủ nhà lấn chiếm trong thời gian cho thuê.
Số 4 – Ngày bắt đầu thuê
Đây là thông số để xác định thời gian trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng; và bạn nên hỏi xem thời gian này có khoảng “xê dịch” trong vòng mấy ngày; nếu nộp trễ hơn so với thời gian quy định thì có chịu các khoản phí phạt gì hay không.
Số 5 – Thời gian thuê
Bạn cần chú ý kỹ về vấn đề thời gian thuê; và các điều khoản bồi thường cụ thể khi đơn phương hủy hợp đồng trước hạn để tránh tình trạng bị lấy lại mặt bằng khi đang kinh doanh mà không được bồi thường.
Bên cạnh đó, nhằm hạn chế việc phải đền hợp đồng; bạn nên chọn thời gian thuê ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng; hoặc từ 6 tháng đến 1 năm nếu bạn kinh doanh các loại hình theo thời vụ.
Số 6 – Khoản tăng chi phí hàng năm
Đây là khoảng tăng giá thuê mỗi năm mà bạn nên thương lượng cụ thể với chủ nhà; và áp con số cụ thể để đưa vào hợp đồng.
Số 7 – Tình trạng mặt bằng khi bàn giao
Trước khi nhận mặt bằng kinh doanh thì bạn nên kiểm tra kỹ các đường dây điện; hệ thống nước, đèn, tường, cửa… để đảm bảo rằng chúng vẫn dùng tốt nhằm tránh tình trạng phải bỏ ra thêm một phần tiền nữa để sửa chữa.
Và nên làm một bản trình bày tình trạng mặt bằng khi bàn giao; với chữ ký xác nhận của cả hai bên để đính kèm vào hợp đồng.
2 – Xem xét cẩn thận những thông tin bổ sung trong hợp đồng thuê
Ngoài các thông tin cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng mà bạn cần chú ý; và đã được đề cập ở trên thì bạn còn cần quan tâm đến những điều khoản bổ sung trong hợp đồng như:
Số 1 – Thời gian hoạt động của cửa hàng
Hãy ghi rõ điều này trong hợp đồng để tránh tranh chấp nếu gặp phải chủ nhà khó tính.
Số 2 – Quy định lối đi và chỗ để xe của chủ nhà
Bạn nên có những điều khoản trong hợp đồng về việc chủ nhà sẽ sử dụng lối đi riêng; và không để xe trước cửa hàng vì điều này sẽ làm giảm diện tích chỗ giữ xe dành cho khách đồng thời tạo nên nhiều bất tiện khi kinh doanh.
Số 3 – Quy định về tu sửa mặt bằng
Lẽ dĩ nhiên, khi thuê mặt bằng kinh doanh thì chắc chắn rằng; bạn cần tu sửa lại sao cho phù hợp với phong cách mà cửa hàng muốn hướng đến. Vì thế, bạn cần trao đổi kỹ với chủ nhà về những chi tiết có thể; và không thể tu sửa để có định hướng thiết kế cửa hàng sao cho phù hợp.
Số 4 – Quy định về việc gia hạn hợp đồng
Trong hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh; bạn cần thỏa thuận kỹ các quy định về việc gia hạn hợp đồng để có thể duy trì vị trí kinh doanh; đang làm ăn phát đạt của mình. Tránh tình trạng bạn bị “hét giá” khi hết hạn hợp đồng và muốn tái ký.
3 – Gia tăng tính pháp lý cho hợp đồng
Điều cuối cùng bạn cần chú ý đó là ngoài việc hợp đồng được thỏa thuận; ký kết giữa người cho thuê và người thuê thì hợp đồng cần được cơ quan nhà nước tại địa phương công chứng nhằm đảm bảo giá trị pháp lý. Đồng thời đây cũng là cách giúp bạn xác định danh tính chủ nhà thật sự, tránh bị lừa đảo.
Theo: Rever
Xem thêm:
>> Bắt kịp xu hướng: Lợi ích khi chạy quảng cáo bất động sản trên mạng xã hội
>> Cách xây dựng doanh nghiệp bất động sản hiệu quả
Chủ đề liên quan: https://yeshouse.com.vn/tin-tuc/