Để thu hút công nhân quay trở lại nhà máy làm việc, nhiều doanh nghiệp đã có chính sách hỗ trợ người lao động lưu trú trong 2-3 tháng đầu và nhiều chế độ đãi ngộ khác. Tuy nhiên, giải quyết nhà ở lâu dài cho người lao động mới là chính sách căn cơ, cần làm ngay và sớm.
Quá cấp thiết
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay chưa có dự án nhà ở xã hội; dành cho công nhân nào được hoàn thành bàn giao. Hiện nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp mới; chỉ hoàn thành việc đầu tư 121 dự án, với khoảng 54.000 căn hộ. Có 100 dự án đang tiếp tục triển khai với khoảng 134.000 căn hộ. Thế nhưng, các dự án này nếu hoàn thành cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở của hàng chục triệu công nhân lao động.
Ông Nguyễn Văn Đực – Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành chia sẻ: “Nhà ở cho người thu nhập thấp, người lao động các tỉnh là nhu cầu lớn từ nhiều năm qua. Vì thế, tôi đã đề xây dựng nhà diện tích nhỏ 20-30m2; cho đối tượng này nhưng “bị” cho rằng nhà hộp diêm, là “ổ rác” của đô thị.
Trong khi đó, để người lao động ngoại tỉnh có thể an cư lập nghiệp; tỉnh Bình Dương đã “đi trước một bước”, giao cho Becamex IDC; xây dựng mô hình nhà ở xã hội từ năm 2011. Mỗi căn hộ diện tích 25-30m2 được bán với giá từ 90-150 triệu đồng, người lao động mua; được vay vốn và trả góp theo tiến độ. Sau 10 năm triển khai; đến nay đã xây dựng được 47.500 căn hộ cho khoảng 180.000 người lao động sinh sống”.
Kế hoạch xây dựng nhà
Sau Bình Dương, hiện các tỉnh Long An, Đồng Nai cũng đang gấp rút kế hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân. “Nếu Bình Dương, Long An, Đồng Nai triển khai nhanh; sớm và thành công thì TP.HCM sẽ có nguy cơ bị “chặn” mất người lao động; đồng nghĩa mất lợi thế cạnh tranh nguồn lao động này”, ông Đực nhấn mạnh.
Cũng theo ông Đực, sau đại dịch Covid-19 và khi phải sống chung với dịch thì nhu cầu nhà ở cho công nhân lại càng cấp thiết. Ví như ở miền Tây có nhà cho người dân chống lũ, thì ở TP.HCM cũng phải có nhà ở chống dịch cho công nhân. Bởi hiện tại rất nhiều người lao động, công nhân đang ở thuê trong các khu nhà trọ, con hẻm chỉ rộng 1-2m, điều kiện sống chật chội, chen chúc, không gian chật hẹp, dễ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh, chi phí thuê nhà cũng là một gánh nặng, vì thế nhiều người lao động cũng phải tính toán khi trở lại thành phố.
Theo ông Nguyễn Duy Thành – Tổng giám đốc Công ty Quản lý nhà Global Home: “Muốn thu hút người lao động thì TP.HCM phải xây dựng giá trị an cư để họ yên tâm lạc nghiệp. Nếu thành phố giao việc xây dựng nhà ở công nhân cho doanh nghiệp thì không khả thi vì doanh nghiệp vừa phải lo gánh nặng an sinh xã hội cho công nhân, lo sản xuất, kinh doanh, đóng thuế cho Nhà nước, lại phải tìm quỹ đất để xây dựng nhà ở. Mà nếu có quỹ đất thì cũng không dễ làm vì phải hội đủ nhiều thủ tục, cơ chế ziczac và khó khăn.
Đã có chủ trương
Trước nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho người lao động, đặc biệt nhận rõ vai trò của lao động nhập cư chính là lực lượng tạo ra giá trị kinh tế rất lớn cho TP.HCM, từ tháng 10/2021, lãnh đạo thành phố đã đồng thuận chủ trương kế hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân.
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: “Chính sách đầu tiên của thành phố sau đại dịch là nhà ở cho người nghèo”. Tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 11/10/2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng cho biết, lãnh đạo thành phố đang có kế hoạch nghiên cứu xây dựng một triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân và người lao động nhập cư.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cũng khẳng định, sau đợt dịch Covid-19 lãnh đạo thành phố đã nhận ra việc phải gấp rút xây dựng nhà ở xã hội để cho công nhân thuê – thuê mua. Trong vòng một năm sẽ xây dựng 300.000 căn nhà cho công nhân, cho chuyên gia. Hiện nay đất đã có sẵn, doanh nghiệp chỉ cần thần tốc về thủ tục hành chính là có thể tiến hành.
>> Xuống tiền mua nhà, hãy lưu ý một số điểm sau (báo laodong.vn)
Gấp rút xây dựng
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, chương trình phát triển nhà ở kế hoạch 2021-2025; thành phố sẽ xây dựng 50 triệu m2 nhà ở với 366.000 căn nhà.
Trong đó, gần 30.000 nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp. Sở Xây dựng cũng đang trình đề án xây dựng nhà ở xã hội, từ đó cho thuê – thuê mua. Đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng nhà ở cho công nhân; người lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp để thuê ở.
“Đũa thần” ở đâu?
Chủ trương có, quỹ đất có nhưng “đũa thần” để hô biến các dự án thực hiện ngay; và sớm như nhu cầu cấp bách đang đặt ra, có lẽ vẫn khó khi hàng loạt chính sách, luật vẫn còn chồng chéo, lồng ghép.
Đơn cử như chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp; đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội (trong Luật Nhà ở năm 2014); trong khi để phát triển loại hình nhà ở này cần phải có chính sách riêng.
Thực tế hiện nay, có rất ít doanh nghiệp còn mặn mà với việc xây dựng nhà giá rẻ; những doanh nghiệp làm nhà giá rẻ cách đây 15 năm thì gần như tan rã; và lỗ vốn. Hiện chỉ còn Công ty Lê Thành.
Để thực hiện lộ trình xây dựng nhà giá rẻ cho công nhân, nên chăng cho những người lao động có thâm niên làm việc tại TP.HCM, đã đóng bảo hiểm tối thiểu 10 năm được hỗ trợ vay ưu đãi mua nhà ở giá rẻ. Như vậy, vừa không cào bằng người nhập cư mà chỉ chọn những người gắn bó, cống hiến với thành phố, lại khuyến khích lao động vào thành phố an cư lập nghiệp lâu dài
Ý Nhi ( Doanh Nhân Sài Gòn )
Xem thêm:
>> Chính sách bất động sản nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2021
>> Kinh nghiệm mua nhà đất xương máu và dễ sinh lời nhất
>> Nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản
Chủ đề liên quan: https://yeshouse.com.vn/tin-tuc/