Theo nội dung quy hoạch đường trên cao, toàn TP.HCM sẽ có 5 tuyến đường trên cao với tổng chiều dài 70,7 km, quy mô 4 làn xe.
Đây là một phần trong nội dung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2023, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013.
Việc xây dựng các tuyến đường trên cao là vô cùng cấp bách vì nút giao thông, điểm giao cắt chính là khởi nguồn phát sinh ùn tắc tại TP.HCM. Vì vậy, đường trên cao là hạ tầng cơ bản, quan trọng nhất để giao thông thành phố được thông suốt.
Đặc biệt, các ngành chức năng ưu tiên xây dựng hai tuyến số 1 và số 5 so với 3 tuyến đường trên cao được quy hoạch còn lại.
Tuyến đường trên cao số 1
Bắt đầu từ nút giao Cộng Hòa (quận Tân Bình), tuyến số 1 có điểm kết thúc tại điểm giao với đường Điện Biên Phủ. Tại đây, tuyến tách một nhánh lên xuống tại khu vực nút giao đường Điện Biên Phủ. Nhánh còn lại sẽ kéo dài theo đường Ngô Tất Tố – kết thúc trước cầu Phú An (quận Bình Thạnh).
Tổng chiều dài toàn tuyến dài khoảng 9,5 km và chiều rộng 17,5 m. Lộ trình của tuyến số 1: nút giao Cộng Hòa – đường Cộng Hòa – Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện. Tiếp đó qua đường Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Phan Xích Long – Phan Xích Long (nối dài) – điểm giao với đường Điện Biên Phủ; đi qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh.
Việc xây dựng tuyến đường trên cao số 1 nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở các tuyến đường nội thành. Đặc biệt giải quyết áp lực giao thông cho cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng mức đầu tư của tuyến khoảng 17.500 tỉ đồng (thời điểm lập quy hoạch).
Tuyến đường trên cao số 5
Tương tự, để giải quyết tình trạng kẹt xe, tăng tính kết nối Đông – Tây; các phương tiện không phải đi xuyên tâm. Theo nội dung quy hoạch đường trên cao, sẽ ưu tiên xây dựng thêm tuyến trên cao số 5 so với các tuyến còn lại.
Tuyến này bắt đầu từ quốc lộ 1 đoạn từ nút giao Trạm 2 (thành phố Thủ Đức). Điểm kết thúc là nút giao thông An Lạc (quận Bình Tân) dài 34km.
Các tuyến đường trên cao còn lại
Tuyến đường trên cao số 2
Theo nội dung quy hoạch đường trên cao, tuyến số 2 sẽ giao với tuyến số 1 tại nút giao Lăng Cha Cả. Và kết thúc của tuyến tại điểm giao với quốc lộ 1A.
Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 11,8 km. Lộ trình của tuyến: nút giao Lăng Cha Cả – Bùi Thị Xuân – cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè – hẻm số 656 CMT8 – Bắc Hải – hẻm số 2 Thiên Phước – hẻm số 654 Âu Cơ – dọc theo công viên Đầm Sen – rạch Bàu Trâu – đường Chiến Lược – Hương lộ 2 – điểm giao quốc lộ 1A.
Tuyến đường trên cao số 3
Chiều dài của tuyến số 3 khoảng 8,1 km. Tuyến số 3 giao với tuyến số 2 tại đường Thành Thái; và chạy dọc theo các tuyến đường Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – (rạch Ông Lớn) – Nguyễn Văn Linh.
Tuyến đường trên cao số 4
Tổng chiều toàn tuyến số 4 khoảng 7,3 km. Đây là tuyến ngắn nhất trong quy hoạch đường trên cao tại TP.HCM tầm nhìn sau năm 2023.
Tuyến này bắt từ quốc lộ 1A (giao với tuyến số 5); và đi qua tuyến đường Vườn Lài – vượt sông Vàm Thuật tại vị trí rạch Lăng và đường sắt Bắc Nam (tại khu vực cầu Đen). Tiếp tục đi dọc theo đường Phan Chu Trinh, kéo dài qua chung cư Mỹ Phước (quận Bình Thạnh). Sau đó nối vào đường Điện Biên Phủ, giao với tuyến số 1.
Trên đây là toàn bộ nội dung quy hoạch đường trên cao tại TP.HCM tầm nhìn sau năm 2023. Yeshouse hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Để cập nhật sớm nhất các bài viết liên quan, người đọc có thể theo dõi Yeshouse trên Facebook.
Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM tầm nhìn sau năm 2020