Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Bởi vậy, đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh nhằm giúp mọi người bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho mình.
Người dân phải làm gì để xóa bỏ tình trạng chậm cấp sổ đỏ, thưa luật sư?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Theo quy định tại khoản 7 điều 26 Luật nhà ở năm 2014 và khoản 4 điều 13 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì Chủ đầu tư phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Bởi vậy, người dân nên đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện đúng, nếu chậm làm thủ tục để cấp. Giấy chứng nhận thì có thể kiến nghị với Thanh tra. Chuyên ngành xây dựng để xử lý kịp thời vi phạm của Chủ đầu tư.
Căn cứ điều 31 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, trường hợp Chủ đầu tư chậm làm thủ tục. Để cấp Giấy chứng nhận quá 50 ngày thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Đồng thời, buộc nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua. Thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất. Tự nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Trường hợp Chủ đầu tư nộp hồ sơ đúng quy định nhưng cơ quan Nhà nước lại chậm trễ trong việc cấp sổ đỏ cho người dân thì phải làm sao?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP), không quá 30 ngày kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác. Gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng thì không quá 15 ngày.
Như vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện cấp. Giấy chứng nhận đúng thời hạn nêu trên. Trường hợp, cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của người dân. Mà không thực hiện đúng quy định dẫn đến chậm trễ, người dân được quyền khiếu nại. K
hiếu kiện theo điều 204 của Luật Đất đai năm 2013 nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình.
Người dân muốn khiếu nại khi cán bộ, công chức tắc trách gây chậm trễ trong việc cấp sổ đỏ thì phải làm sao?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Về vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Điều 8 của Luật Khiếu nại năm 2011. Theo đó, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp, người tiếp nhận khiếu nại. Hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản. Và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Trong đó ghi rõ nội dung như khiếu nại bằng đơn.
N. Đăng
Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng đã xóa thế chấp
>>> Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở
>>> 4 công nghệ đang phá vỡ lối mòn trong đầu tư bất động sản
Bạn có thể theo dõi Yeshouse trên Facebook để cập nhật bài viết mới nhất.