Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Một trong những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên; và hệ thống du lịch sinh thái. Có điều kiện giao thương trong và ngoài nước thuận lợi. Với tiềm năng thu hút các khu công nghiệp. Bình Phước đang tích cực phấn đấu, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp; quy mô GRDP thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Tiềm năng nơi đây luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu. Với mong muốn đưa ra những cơ sở có giá trị. Ngay sau đây; Yeshouse xin chia sẻ thông tin quy hoạch Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mời mọi người cùng nghiên cứu.
Giới thiệu chung về tỉnh Bình Phước
Vị trí trên bản đồ quy hoạch Bình Phước
Tỉnh Bình Phước có diện tích hơn 6.880 km2, một trong những tỉnh lớn nhất miền nam; nơi đây tập trung gần 995.000 người dân sinh sống làm việc. Tính theo đường đi quốc lộ 13 -14 thì Đồng Xoài (tỉnh lỵ Bình Phước) cách thành phố Hồ Chí Minh tầm 121 km. Nằm trong khu vực trọng điểm. Bình Phước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi để phát triển công nghiệp và mở rộng đô thị hiện đại; nơi quỹ đất còn dồi dào.
Cơ quan chức năng đã đưa ra thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước; bởi nơi đây có vị trí được đánh giá cao trong việc giao thương thuận lợi trong và ngoài nước. Cụ thể:
Phía đông: tiếp giáp với các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai
Phía tây: tiếp cận Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh
Phía Nam giáp Đồng Nai và Bình Dương
Phía bắc: giáp Vương quốc Campuchia và gần với tỉnh Đắk Nông
Đơn vị hành chính
Hiện nay, tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện. Bao gồm: 1 thành phố (Đồng Xoài), 2 thị xã (Bình Long và Phước Long), 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng).
Tỉnh phân thành 111 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có 15 phường; 6 thị trấn; và 90 xã nắm giữ diện tích nhất định trên bản đồ quy hoạch Bình Phước.
Chức năng bản đồ quy hoạch Bình Phước
Bản đồ quy hoạch Bình Phước cho biết vị trí và khu vực mà người dân nơi đây định cư sinh sống. Không chỉ thể hiện lợi thế trong việc giao thương kinh tế với các tỉnh; quốc gia lân cận mà nó còn giúp nhà đầu tư tìm hiểu và khai thác tiềm năng trong tương lai.
Thông qua bản đồ quy hoạch Bình Phước những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông… dễ dàng thực hiện; theo dõi và bám sát lộ trình tiến độ. Đặc biệt là căn cứ xây dựng; phát triển khu sinh thái, vườn quốc gia Bù Gia Mập, hồ thủy điện Thác Mơ; núi Bà Nà hay rừng quốc gia Tây Cát Tiên…
Quy hoạch Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thông tin quy hoạch xây dựng của tỉnh Bình Phước và Vùng biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2030, cũng như tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Trong đó, đã xác định mối quan hệ chiến lược của tỉnh Bình Phước trong khu vực liên vùng và quốc tế.
Theo đó, với quy mô dân số là 1,2 triệu người (năm 2020); mục tiêu đến năm 2030 là 1,65 triệu người. Định hướng quy hoạch năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 16 đô thị; bao gồm: 1 Đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 13 loại V.
Ngoài ra, theo thông tin quy hoạch tỉnh Bình Phước, các tuyến quốc lộ trọng điểm của tỉnh cũng được nâng cấp và mở rộng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đô thị và bất động sản. Bao gồm: Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, DT741; xây dựng đường cao tốc TP.HCM, Bình Dương, Chơn Thành, cảng cửa khẩu Hoa Lư; xây dựng các tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh, Đắk Nông – Chơn Thành,…
Bên cạnh đó, tỉnh còn đẩy mạnh mở rộng và phát triển các khu; cụm công nghiệp. Bao gồm: Khu kinh tế cảng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; khu kinh tế cảng cửa khẩu quốc gia (Hoàng Diệu, Tân Thành, Lộc Thịnh). Đồng thời, mở rộng và phát triển các khu du lịch sinh thái Đông Bắc và Đông Nam; KDL sinh thái quy mô 19.000ha (huyện Bù Đốp) và vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Qúy nhà đầu tư có thể tải văn bản quy hoạch Bình Phước ngay trong đường link dưới đây
Sau khi nắm rõ thông tin quy hoạch Bình Phước, Quý nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng thể nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn.
Định hướng kiến trúc tổng thể trong bản đồ quy hoạch Bình Phước
Dựa trên bản đồ quy hoạch Bình Phước; Chính Phủ và các cơ quan chức năng đã thống nhất những định hướng tổng thể, để khai thác tiềm năng cũng như lợi thế mà khu vực này đem lại. Mục đích phát triển kinh tế; hướng tới một cuộc sống an cư lập nghiệp an toàn cho người dân địa phương; nhiều dự án xây dựng hình thành đảm bảo phát triển về khu vực chức năng và hệ thống giao thông. Chi tiết thể hiện như sau:
Về khu vực chức năng
Căn cứ vào văn bản quyết định của Chính Phủ; việc quy hoạch tỉnh Bình Phước phát triển xây dựng các khu công nghiệp.
Cụ thể tập trung khai thác các cụm công nghiệp sau:
Khu công nghiệp Bình Phước 2 | Trảng cỏ Bù Lạch thuộc huyện Bù Đăng |
– Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. – Tập trung phát triển 3 khu kinh tế cửa khẩu quốc gia đó là Hoàng Diệu, Tân Thành và Lộc Thịnh. – Định hướng phát triển tiểu vùng du lịch sinh thái phía Đông Bắc gắn với các di tích lịch sử; văn hóa và thắng cảnh tự nhiên – khu vực Phước Long nổi tiếng. Trong đó phải kể tới núi Bà Rá, hồ thủy điện Thác Mơ và rừng quốc gia Bù Gia Mập là những nơi cần tập trung khai thác. – Lên kế hoạch phát triển tiểu vùng du lịch phía Đông Nam gắn với rừng quốc gia Tây Cát Tiên và khu du lịch sinh thái Trảng cỏ Bù Lạch từ nay cho đến năm 2030 |
– Tập trung lên kế hoạch phát triển tiểu vùng du lịch phía Tây Bắc gắn với các di tích lịch sử tại Lộc Ninh; Bình Long trở thành điểm đến lý tưởng cho khách tham quan. – Phát triển du lịch kết hợp giữa đô thị với hệ sinh thái tiểu vùng trung tâm. Đặc biệt là Đồng Xoài; Đồng Phú và Chơn Thành hướng tới nơi thu hút khách thăm quan trong và ngoài nước. – Khai thác khu du lịch sinh thái 19.000 ha tại huyện Bù Đốp gắn với Vườn quốc gia Bù Gia Mập trở thành đầu vào cho nguồn kinh tế tỉnh Bình Phước. |
Xem thêm: Becamex Bình Phước – Tiềm Năng Bất Động Sản Khu Công Nghiệp
Về hệ thống giao thông
Theo thông tin quy hoạch Bình Phước; đây là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Tây Nguyên đi các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đường bộ:
Quốc lộ 13 là trục đường chính nối TP. Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Lộc Ninh (Bình Phước) – Campuchia. Quốc lộ 14 nối Chơn Thành (Bình Phước) – Đắk Nông – Đắk Lắk – Gia Lai – Kon Tum.
Các tuyến đường khác như DT741 nối trung tâm tỉnh đến các huyện. Đồng thời, các tuyến đường liên tỉnh đã được trải nhựa và đường vào xã đã được trải nhựa đến 90%.
Đường sắt:
Có tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh. Dự kiến đến năm 2020 – 2025, tuyến đường sắt xuyên Á sẽ mở qua thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh miền Tây Nam bộ qua cửa khẩu Hoa Lư. Tuyến đường sắt này sẽ kết nối với các nước lân cận tạo thuận lợi cho việc giao thương; buôn bán hàng hóa.
Ngoài ra
Tỉnh Bình Phước còn xây dựng hệ thống giao thông giúp cho việc quy hoạch thuận tiện và mang lại hiệu quả cao hơn. Theo quy hoạch Bình Phước; trong kế hoạch triển khai sẽ tập trung mở rộng; và nâng cấp các tuyến quốc lộ 13 và quốc lộ 14 cũng như các con đường giao thông đi tỉnh theo tiêu chuẩn cấp II đồng bằng. Với mục đích kết nối Vương quốc Campuchia; và các tỉnh xung quanh giúp cho việc giao thương; di chuyển thuận lợi hơn. Bình Phước đã tiến hành:
Xây dựng các hệ thống giao thông mới: những tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Chơn Thành, cửa khẩu Hoa Lư hình thành giúp cho việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh, Đắk Nông – Chơn Thành được xây dựng mới hoàn toàn, mở ra một cơ hội kinh doanh, phát triển kinh tế và du lịch cho tỉnh Bình Phước.
Hệ thống con đường cũ thuộc tỉnh Bình Phước tiếp giáp với Campuchia, Đồng Nai, Tây Ninh hay Đắk Nông cũng được hoàn thiện và nâng cấp.
Tiềm năng đầu tư bất động sản tại tỉnh Bình Phước
Theo thông tin quy hoạch Bình Phước; tỉnh sẽ đẩy mạnh xây dựng khu công nghiệp. Điều này đã trở thành yếu tố thu hút một lượng lớn lao động và các nhà đầu tư ngoài tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng với các dự án lớn quy mô hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng. Trong 5 năm tới, 10 dự án khu công nghiệp dự kiến sẽ được mở rộng tại đây.
Là tỉnh có quỹ đất lớn, Bình Phước vô cùng thích hợp cho việc phát triển các dự án bất động sản lớn nhỏ. Vào cuối năm 2019, tại TP. Đồng Xoài đã có hơn 10 dự án lớn và hơn 30 dự án khác ở khu vực xung quanh. Đầu năm 2020; tỉnh đã phê duyệt cùng lúc hơn 25 dự án và trở thành tâm điểm thu hút các đại gia đầu tư.
Đặc biệt sự tham gia của các chủ đầu tư bất động sản hàng đầu như: Becamex, Vingroup, FLC, Cát Tường Group,… Với độ “hot” của các ông chủ lớn; thị trường bất động sản tại Bình Phước luôn “sôi sục” với giá trị đất nền tăng vọt.
Lời kết
Với sự tiến bộ và phát triển của tỉnh Bình Phước; sẽ bắt kịp các thị trường lớn xung quanh trong tương lai gần. Đây được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường bất động sản tiềm năng, mang đến cho các nhà đầu tư hàng nghìn cơ hội làm giàu.
Trên đây là những thông tin quy hoạch Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng những thông tin mà Yeshouse cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy hoạch tỉnh Bình Phước và tình hình bất động sản nơi đây.
Nhà đầu tư bất động sản nào quan tâm tới các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; đất nền; hệ sinh thái. Vui lòng liên hệ tới số hotline 0938 837 789; đội ngũ chuyên viên luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ lựa chọn những phương án sinh lời tốt nhất.
Xem thêm:
>> Tại sao nên lựa chọn đất nền becamex Bình Phước để đầu tư bất động sản?
>> Bán đất Chơn Thành – Quả trứng vàng cho nhà đầu tư thông thái
Tham khảo thêm tin quy hoạch từ cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước
Quy hoạch đường cao tốc với tổng chiều dài 5.000km tới năm 2030
Theo đó, ngành giao thông đã lên quy hoạch đường cao tốc với tổng chiều dài là 5.000 km tổng số tuyến là 25; và
Khu đô thị Liên Khương – Prenn: Chi tiết về 4 phân khu chức năng
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (tỉ lệ 1/2.000) Khu đô thị (KĐT) Liên Khương – Prenn
Quy hoạch huyện Cần Đước (Long An) năm 2021 có gì mới?
Trong vài năm trở lại đây, Cần Đước đã được tỉnh Long An chú trọng đầu tư ngân sách để xây dựng nhiều hạng mục
Đất nông nghiệp sẽ không còn ở Thành phố Dĩ An vào năm 2030
Theo phương án sử dụng đất đến năm 2030, Dĩ An sẽ không còn đất nông nghiệp. Cụ thể, thành phố sẽ đóng cửa các
Huyện Dầu Tiếng duyệt Dự thảo Kế hoạch phát triển đô thị đến năm 2025
UBND huyện Dầu Tiếng đã thông qua Dự thảo Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện giai đoạn
Quy hoạch giao thông quận 4 (TP.HCM) giai đoạn 2021 – 2025
Theo đó, quy hoạch giao thông trên địa bàn quận 4 giai đoạn 2021 – 2025 bao gồm các loại hình giao thông đường bộ,